Xem xét đơn khởi kiện và thụ lý giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 41 - 54)

Về cơ bản việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý tranh chấp đất đai cũng được thực hiện tương tự như việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý tranh chấp dân sự thông thường. Theo đó, thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án tranh chấp đất đai phải xem xét hình thức, nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định các vấn đề về quyền khởi kiện của người khởi kiện, thẩm quyền giải quyết tranh chấp, điều kiện về thủ tục tiền tố tụng, sự việc đã được tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hay chưa. Bên cạnh đó, tùy từng loại tranh chấp đất đai mà điều kiện thụ lý tranh chấp đất đai có thêm các điều kiện khác nhau. Khi xem xét đơn khởi kiện và thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai cần chú ý một số điều kiện sau:

- Về quyền khởi kiện tranh chấp đất đai của người khởi kiện

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là tranh chấp mà nguyên đơn cho rằng diện tích đất tranh chấp là của nguyên đơn nhưng nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn hoặc ghi tên bị đơn vào trong sổ địa chính. Do đó, nguyên đơn thường là chủ đất cũ hoặc là người cho rằng mình có quyền sử dụng đất. Đối với tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nguyên đơn có thể là vợ/chồng hoặc thành viên của hộ gia đình hoặc là người có chung quyền sử dụng đất đối với nguyên đơn. Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, nguyên đơn là người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật hoặc là người có quyền với người để lại di sản thừa kế và yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Đối với tranh chấp về hợp đồng thì nguyên đơn là người có quan hệ hợp đồng về quyền sử dụng đất đối với bị đơn hoặc là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến

quyền sử dụng đất nhưng bị đơn đã có quan hệ hợp đồng về quyền sử dụng đất với người thứ ba làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn. Chẳng hạn, A và B là vợ chồng nhưng A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng cho C nên B có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và C.

Do đó, tùy từng loại tranh chấp đất đai mà nguyên đơn cần cung cấp cho tòa án các tài liệu chứng cứ để chứng minh quyền khởi kiện của mình và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp. Đối với tranh chấp đất đai mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người khởi kiện sẽ cung cấp cho tòa án một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013. Đó là các giấy tờ như : Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Theo khoản 2 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà

trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Như vậy, các giấy tờ nêu trên là chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đât.

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai theo hướng mở rộng thẩm quyền tòa án (so với quy định tại Điều 50, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003). Trong trường hợp tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án nhưng UBND có thẩm quyền lại thụ lý giải quyết và ban hành quyết định (quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung giải quyết tranh chấp đất đai) là trái thẩm quyền.

+ Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Đây là nội dung quy định mới, hết sức quan trọng của Luật Đất đai năm 2013 so với quy định của Luật đất đai trước đây về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Với quy định này, Luật Đất

năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo quy định từ Điều 34 đến Điều 38 BLTTDS năm 2015 thì về cơ bản tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện, trừ các tranh chấp sau thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh:

+ Tranh chấp đất đai mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

+ Tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có yêu cầu hủy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 34 BLTTDS năm 2015. Theo Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TANDTC về một số vấn đề về Tố tụng hành chính, tố tụng dân sự đã quy định: Giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất là quyết định hành chính; nếu đương sự có yêu cầu hủy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh.

Theo Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp đất đai mà có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất thì sẽ do tòa án nơi có đất đai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu đất đai ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có quyền khởi kiện tại tòa án một trong các nơi có đất đai giải quyết.

- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì trước khi khởi kiện đến tòa án, đương sự phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải, trong quá trình tổ chức phải

phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, và các tổ chức thành viên của các tổ chức xã hội khác. Việc hòa giải phải lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải...

Về hòa giải tranh chấp đất đai cần lưu ý về trình tự hòa giải tại UBND cấp xã. Thực tiễn hiện nay, một số xã không làm theo đúng trình tự quy định tai Nghị đinh số 43/2014/NĐ-CP nên sau khi nhận đơn, qua nghiên cứu, tòa án thấy thủ tục hòa giải không đúng nên tòa án phải trả lại đơn để làm lại thủ tục hòa giải. Theo Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai khác như tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, hợp đồng về quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện đến tòa án.

- Các tài liệu chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo là điều kiện về thủ tục của việc khởi kiện. Chính vì vậy, sau khi kiểm tra đơn khởi kiện, thẩm phán phải kiểm tra các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn. Về phương diện kỹ năng nghiệp vụ, thẩm phán phải đối chiếu các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện với nội dung và hình thức đơn khởi kiện để xác định tính đầy đủ và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ. Xác định những giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện phù hợp với nội dung tranh chấp, yêu cầu khởi kiện và người khởi kiện là cá nhân hay cơ quan, tổ chức là một kỹ năng rất quan trọng của thẩm phán. Thẩm phán phải nghiên cứu từ đơn khởi kiện để xác định các giấy tờ, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc thụ lý vụ án. Thông thường các tài liệu, chứng cứ bao gồm các nhóm sau:

Nhóm thứ 1: Các giấy tờ, tài liệu nhằm xác định tư cách pháp lý của người khởi kiện và ký đơn khởi kiện. Các giấy tờ tài liệu này đối với trường hợp cá nhân khởi kiện và cơ quan, tổ chức khởi kiện là khác nhau.

Cá nhân khởi kiện thì thường là chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có công chứng, chứng thực).

Nếu là cơ quan, tổ chức thì thường là quyết định thành lập cơ quan, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm hoặc biên bản bầu người đại diện theo pháp luật…, văn bản ủy quyền (nếu có) bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

Nhóm thứ 2: Các giấy tờ, tài liệu chứng minh giữa các bên xác lập quan hệ pháp luật dẫn đến tranh chấp bao gồm:

+ Giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng tử (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực);

+ Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, hóa đơn, chứng cứ, giấy biên nhận tiền, thanh lý hợp đồng…

Nhóm thứ 3: Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp bao gồm:

+ Giấy biên nhận tiền, giấy tờ về giao tài sản, hóa đơn, văn bản đối chiếu công nợ, biên bản xác định thiệt hại…

Nhóm thứ 4: Các giấy tờ, tài liệu về thủ tục tiền tố tụng gồm:

+ Biên bản hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai. + Văn bản xác định hành vi trái pháp luật …

Cần lưu ý, ở thời điểm này người khởi kiện chỉ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình chứ không phải yêu cầu đương sự phải nộp đủ ngay các tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án. Do vậy, thẩm phán được phân công xem xét việc thụ lý vụ án cần phân biệt sự khác nhau giữa yêu cầu người khởi kiện phải nộp đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo để giải quyết vụ án với yêu cầu nộp đủ tài liệu, chứng cứ để thụ lý vụ án để tránh gây phiền hà cho đương sự. Từ đó cần xác định tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ phải đặt trong bối cảnh đủ để thụ lý vụ án vì quá trình giải quyết vụ án đòi hỏi các chứng cứ được thu thập ở những thời điểm khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Đối với các tranh chấp đất đai, việc thu thập các tài liệu chứng cứ là các hồ sơ địa chính về đất đai do UBND đang lưu giữ, quản lý thường rất khó khăn. Theo văn bản Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC về một số vấn đề về tố tụng dân sự thì trường hợp người khởi kiện không nộp kèm

theo bất cứ tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh thì phải có văn bản tường trình, giải thích lý do không có tài liệu, chứng cứ để nộp cho tòa án hoặc không thể thu thập được tài liệu, chứng cứ và yêu cầu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ. Trường hợp lý do việc không nộp được tài liệu, chứng cứ là chính đáng thì tòa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)