Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 94 - 97)

nhiều hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này xuất phát từ tính chất phức tạp của quan hệ tranh chấp, tính chưa đồng bộ, hoàn thiện của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về đất đai cũng như trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, tòa án.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp đất đai tại các tòa án pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp đất đai tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp đất đai giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ nhất, sửa đổi các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với các tranh chấp đất đai.

Trong thực tế giải quyết những vụ việc tranh chấp đất đai cho thấy, việc xem xét, thẩm định tại chỗ nhà đất là rất cần thiết bởi tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp đặc thù, đối tượng tranh chấp là loại tài sản đặc biệt, có giá trị và trải qua nhiều biến động trong quá trình Nhà nước thực hiện các chính sách cải tạo đất đai. Có những tranh chấp mà các bên tranh chấp mà các đương sự không trực tiếp quản lý, sử dụng đất mà do một người thứ ba ngay tình đang sử dụng, hay có những tranh chấp mà nếu chỉ áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết sẽ dẫn đến bản án không phù hợp với thực tiễn và không thể thi hành được. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 lại quy định tòa án tiến hành xem xét,

Comment [MP6]: CÁC KIẾN NGHỊ CẦN ĐƯỢC RÚT RA TỪ VIỆC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VƯỚNG MAWCS, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ CỦA THỰC TIỄN ÁP DỤNG

thẩm định tại chỗ tài sản khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết. Nếu đương sự không có yêu cầu thì tòa án có thể tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ quyền sử dụng đất khi xét thấy cần thiết, song thế nào là khi xét thấy cần thiết không được giải thích cụ thể. Do đó, để đảm bảo tính khách quan và hiệu lực thi hành của bản án phù hợp với thực tế thì cần quy định cụ thể trường hợp tòa án có quyền tự mình tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản là nhà đất đang tranh chấp khi thấy cần thiết.

Thứ hai, về vấn đề định giá tài sản nên quy định theo hướng để tòa án trưng cầu tổ chức thẩm định giá tài sản định giá quyền sử dụng đất.

Trong thực tế, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị lớn, việc giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai thường xuyên phải tiến hành định giá nhằm xác định giá trị tài sản nhưng pháp luật hiện nay vẫn chưa coi việc định giá tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng là chức năng riêng của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp. Vì vậy, khi cần xác định giá trị tài sản đang tranh chấp tòa án phải thành lập hội đồng định giá. Theo Điều 104 BLTTDS năm 2015 thì tòa án được thành lập Hội đồng thẩm định giá, tuy nhiên, quy định này được nhận thức và áp dụng chưa thống nhất. Một thực tế xảy ra khá phổ biến hiện nay Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, các thành viên khác của Hội đồng thẩm định giá toà án thường chọn cán bộ của UBND cấp xã (thậm chí là những người trong ban cán sự thôn, bản) tham gia bởi vì những người này dễ mời tham gia hơn những cán bộ ở cấp khác; nhưng do trình độ nhận thức và trực tiếp về pháp luật còn hạn chế nên những quyết định có có thể dẫn đến những sai lầm, đưa ra những kết quả định giá không chính xác, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, để khắc phục những hạn chế này cần phải coi định giá là một loại giám định về giá, đòi hỏi những người tham gia định giá phải là các nhà chuyên môn có kiến thức sâu sắc, am tường giá cả thị trường đối với tài sản cần định giá nói chung và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nói riêng để đảm bảo cho việc định giá được thuận lợi. Do đó, nên khuyến khích sự phát triển của các tổ

chức thẩm định giá tài sản và khuyến khích các bên đương sự trưng cầu các tổ chức thẩm định giá để đảm bảo tính công bằng, khách quan của kết quả thẩm định giá quyền sử dụng đất.

Thứ ba, bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Điều 7 và Điều 495 BLTTDS năm 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ và chịu chế tài đối với hành vi không thực hiện quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ. Tuy nhiên, điều luật này mới chỉ quy định chung chung, chưa có quy định về điều kiện áp dụng, mức độ và biện pháp xử lý vi phạm, hơn nữa, điều luật chỉ quy định đối với hành vi cố ý không cung cấp chứng cứ cho tòa án, còn với các chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp khác là đương sự và viện kiểm sát thì chưa có chế tài xử lý.

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có riêng một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó Điều 382 quy định về tội “khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật”; Điều 383 quy định về tội “Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định và từ chối cung cấp tài liệu” mà không có lý do chính đáng. Hai tội này đều có thể bị áp dụng các hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, chấp hành hình phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù. Tuy nhiên, Điều luật này không được áp dụng cho những hành vi gây đe dọa, cản trở tòa án khi thu thập chứng cứ, cơ quan, tổ chức cố tình chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ của tòa án mà không có lý do chính đáng. Và trên thực tế, TAND cũng không áp dụng hình phạt của Bộ luật Hình sự để xử lý các trường hợp cố tình chậm trễ hoặc thậm chí từ chối cung cấp tài liệu nên gây ra những chậm trễ trong quá trình xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Do đó theo tác giả, cần quy định về điều kiện áp dụng, mức độ và biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi cố ý không cung cấp chứng cứ cho tòa án, đương sự,

viện kiểm sát. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 để xử lý các trường hợp cố tình chậm trễ hoặc thậm chí từ chối cung cấp tài liệu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)