đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk
Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đại bằng thủ tục tố tụng dân sự tại các TAND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có thể khái quát những kết quả đạt được trong công tác như sau:
Thứ nhất, số lượng các vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án năm sau đều cao hơn năm trước. Tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp
Bảng 3.1. Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự của các TAND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong
Năm Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng số Chuyển hồ sơ Đình chỉ
Công nhận thỏa thuận của đƣơng sự Xét xử 2016 225 331 556 9 198 16 106 2017 227 465 692 31 225 18 99 2018 314 587 864 34 282 27 136 2019 419 685 1064 32 388 26 224 2020 426 694 1063 45 323 25 116
Nguồn số liệu thống kê: TAND tỉnh Đắc Lắk
Do đó để tránh tình trạng án tồn đọng, không giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện thì trong thời gian vừa qua hệ thống TAND hai cấp của tỉnh Đắk Lắk luôn chỉnh đốn lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án, đẩy nhanh tiến độ thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, hướng dẫn người dân làm lại đơn khởi kiện theo đúng yêu cầu hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án,... Các tranh chấp đất đai đều được các tòa án trên địa bàn tỉnh giải quyết dứt điểm, nhanh chóng, theo tinh thần thượng tôn pháp luật, được các bên tham gia tranh chấp và dư luận trong nhân dân đồng tình.
Thứ hai, các tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết, về mặt hình thức tòa án đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Còn về mặt nội dung, do nhận thức rõ tính đặc thù, phức tạp của tranh chấp đất đai, nó liên quan đến nhiều quan hệ khác nhau của đời sống xã hội nên trong quá trình giải quyết ngoài áp dụng Luật Đất đai thì còn vận dụng áp dụng các quy định của Luật Nhà ở, Luật Công chứng, Luật Xây dựng, Luật Hôn nhân và gia đình,... để vụ việc được giải quyết triệt để.
Thứ ba, đảm bảo vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh việc áp dụng đúng đắn, thống nhất hệ thống pháp
Comment [MP1]: CẦN CÓ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỂ MINH CHỨNG RÕ CHO NỘI DUNG NÀY
luật đất đai và các hướng dẫn của TANDTC trong công tác xét xử thì trong quá trình giải quyết, các tòa án trên địa bàn tỉnh còn vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết các tranh chấp đất đai sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý về đất đai khác nhau qua mỗi thời kỳ ở nước ta.
Thứ tư, các TAND trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng thực hiện công tác hoà giải trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai. Hoà giải trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là công tác được các tòa án trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện và đạt được hiệu quả trong thời gian qua. Hoà giải thành tranh chấp đất đai không chỉ giúp cho ngành toà án rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong việc “theo đuổi” khiếu kiện, “đánh tan” tâm lý “thắng - thua”; duy trì sự ổn định, đoàn kết và không làm “sứt mẻ” tình cảm trong nội bộ nhân dân.
Những kết quả trên trong việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án ở tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bảo vệ các giao dịch hợp pháp trong đời sống xã hội. Phần lớn các bản án, quyết định của tòa án các cấp xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.