Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 69 - 70)

SƠ THẨM DÂN SỰ TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2019 đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

Tỉnh Đắk Lắk đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quyết tâm xây dựng một hình ảnh văn minh, hiện đại và phát triển, trong những năm qua tình hình thu hút đầu tư, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, các khu dân cư trên địa bàn thành phố, các công trình giao thông công cộng diễn ra ngày càng nhiều. Kéo theo đó là ruộng đồng, làng quê trước kia trở thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực thành thị nên giá đất theo đó cũng ngày càng tăng. Đất đai từ chỗ

không có giá trị hoặc có giá trị kinh tế thấp đột nhiên trở thành thứ của cải, hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Điều này đã làm nảy sinh những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế liên quan đến đất đai làm cho tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi thay rõ rệt về kinh tế, diện mạo thì tỉnh Đắk Lắk cũng là một trong những điểm nóng của cả nước về vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai.

Hiện nay, mức giá đất thực tế trên thị trường bất động sản và theo khung giá đất do tỉnh ban hành có mức bình quân cao. Chính điều này đã phần nào tác động làm cho những tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua luôn gay gắt, phức tạp, khó giải quyết. Trong những năm trở lại đây, những tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh hết sức phức tạp, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về tính chất phức tạp của tranh chấp. Các tranh chấp chủ yếu về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản khi ly hôn liên quan đến đất đai, tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai trong trường hợp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ...

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)