Về xác định cha, mẹ, con:

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 75)

- Quan hệ cha/mẹ và con

13 Đèo Thị Thiết (2016), Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án xác định cha, mẹ, con trên địa bàn tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,

3.2.2. Về xác định cha, mẹ, con:

Thứ nhất, xác định con chung trong thời kỳ hôn nhân:

Ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về có quyền viết đơn xin xác nhận cha, mẹ, con lên Tòa án để giải quyết theo khoản 2 Điều 88 Luật HN&GĐ 2014 “trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và

được Tòa án xác định”. Bởi thực tế, ngƣời chồng đã bị tuyên bố chết nay trở

về có thể nghi ngờ vợ không chung thủy, có hành vi ngoại tình với ngƣời khác mà ngƣời chồng không thể thừa nhận đứa trẻ đó là con của mình. Về nguyên tắc, ngƣời đã bị tuyên bố chết nay trở về phải chứng minh bằng các chứng cứ, tuy nhiên, hiện nay khi Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không có quy định cụ thể về các căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con khi ngƣời cha đã bị tuyên bố chết trở về. Đồng thời

17

Những vấn đề pháp lý phát sinh từ việc một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết, PGS.TS Nguyễn Thị Lan, Tạp trí luật học số 5/2018

62

không có quy định nào quy định trực tiếp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú.

Thực tiễn xét xử, Tòa án thƣờng căn cứ vào thời điểm thụ thai, thời điểm mang thai và thời điểm sinh con; mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế để xác định cha, mẹ con. Nhƣ vậy, cần quy định thời gian mang thai tối thiểu.

Pháp luật thực định chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà không quy định thời gian mang thai tối thiểu. Trƣớc đây, trong Thông tƣ số 15, TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao nhắc lại đƣờng lối xử ly hôn, một vài tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình có hƣớng dẫn thời gian mang thai đứa con thông thƣờng dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày. Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành Luật HN&GĐ 2000 quy định: “con sinh ra trong vòng 300 ngày

kể từ ngày chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người” (Điều 21).

Hiện nay, Điều 88 Luật HN&GĐ 2014 quy định “con được sinh ra

trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Nhƣ vậy, pháp luật hiện hành đã

thừa nhận thời gian mang thai tối đa là 300 ngày.

Tuy nhiên, cần quy định thời gian mang thai tối thiểu. Đặc biệt là đối với trƣờng hợp ngƣời cha bị tuyên bố mất tích, sau đó tuyên bố chết thì việc xác định thời gian mang thai tối đa và tối thiểu có ý nghĩa quyết định để tính khoảng thời gian có thể thụ thai đứa trẻ, từ đó tính đƣợc chính xác quan hệ cha, mẹ, con. Hơn nữa, quy định thời gian mang thai tối đa và tối thiểu cũng đƣợc một số nƣớc quy định mà điển hình là trong BLDS nƣớc Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều 312) với nội dung: “đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú

63

có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú, trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”.

Thêm vào đó, đối với trƣờng hợp ngƣời bị tuyên bố chết (Điều 71 BLDS 2015) thì thời điểm xác định một ngƣời đã chết về mặt pháp lý có thể không trùng với thời điểm chết về mặt thực tế. Vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp này cần xác định 300 ngày kể từ ngày ngƣời chồng chết trên thực tế. Đối với ngƣời tuyên bố chết trở về, cần thiết nên có quy định thời gian mang thai tối thiểu (180 ngày) và cần phải căn cứ vào ngày thực tế ngƣời tuyên bố chết trở về (chứ không căn cứ vào ngày quyết định hủy bỏ tuyên bố chết). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Tòa án áp dụng pháp luật một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà

vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn”. Tuy nhiên, trên thực tế ngƣời

đƣợc Tòa án tuyên bố chết trở về, ngƣời vợ ở nhà không kết hôn nhƣng lại chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác, về nguyên tắc quan hệ hôn nhân đƣợc khôi phục, sau đó ngƣời vợ sinh con thì đƣợc xác định là con chung của ngƣời chồng bị tuyên bố chết trở về. Vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp đó, áp dụng nguyên tắc suy đoán là chƣa chuẩn xác. Do đó, cần quy định thời gian mang thai tối thiểu.

Thứ hai, vấn đề nuôi con nuôi:

Thiết nghĩ giải pháp tốt nhất để giải quyết các vƣớng mắc trong vấn đề này là đề cao sự thỏa thuận của vợ và chồng. Cụ thể là ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về đồng ý với việc nhận nuôi con nuôi hoặc cho con chung làm con nuôi thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng thuận tiện hơn. Theo đó, nếu họ

64

đồng ý thì có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân, cụ thể là công chức tƣ pháp – hộ tịch thực hiện các thủ tục lấy ý kiến của mình và bổ sung vào hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo trình tự, thủ tục quyđịnh tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi để có thể hợp pháp hóa quan hệ nuôi con nuôi này.

Trong trƣờng hợp ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về không đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi hoặc không đồng ý việc nhận nuôi con nuôi hay cho con đi làm con nuôi thì pháp luật cần quy định rõ ràng hơn về trƣờng hợp này.

3.2.3. Về quan hệ tài sản

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2014

về quan hệ tài sản của ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về với ngƣời vợ hoặc chồng của họ

 Thời điểm khôi phục quan hệ tài sản có sự khác biệt so với quan hệ nhân thân. Nếu quan hệ nhân thân không có thời gian gián đoạn thì quan hệ tài sản có khoảng thời gian gián đoạn, không đƣợc tính tồn tại quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là từ thời điểm quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật đến thời điểm quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật. Việc quy định nhƣ vậy là để tránh những phức tạp khi giải quyết vấn đề tài sản giữa các bên vợ chồng trong các giao dịch với ngƣời thứ ba, dễ dàng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch đó. Tuy nhiên, việc quy định nhƣ vậy là không thống nhất và thiếu chính xác bởi thời điểm chấm dứt hôn nhân không phải đƣơng nhiên là thời điểm quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật mà thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày đƣợc ghi trong quyết định đó. Cho nên có thể thời điểm chấm dứt hôn nhân là trƣớc ngày quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật. Để thống

65

nhất áp dụng thì luật thực định cần sửa lại là: Tài sản do vợ chồng có được kể

từ thời điểm chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết đến khi có quyết định hủy bỏ tuyên bố người chồng hoặc người vợ bị tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật là tài sản riêng của người đó.

 Trƣờng hợp hôn nhân không đƣợc khôi phục thì tài sản có đƣợc khi quyết định của toà án về việc tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết có hiệu lực pháp luật mà chƣa chia đƣợc giải quyết nhƣ chia tài sản khi li hôn18. Quy định này vẫn mắc lỗi nhƣ đối với trƣờng hợp khôi phục hôn nhân đã phân tích ở trên. Đó là cụm từ (trƣớc khi quyết định của tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực pháp luật). Do đó, cần phải sửa lại là “trước ngày

chấm dứt quan hệ hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng được coi là đã chết”

hoặc “trước ngày chết của vợ hoặc chồng được ghi trong quyết định tuyên bố

vợ hoặc chồng chết”.

 Đối với trƣờng hợp hôn nhân đƣợc khôi phục do vợ chồng bị tuyên bố là đã chết trở về theo quy định tại Khoản 1 điều này thì quan hệ tài sản chung đƣơng nhiên đƣợc khôi phục cùng lúc với việc khôi phục quan hệ hôn nhân mà không cần có thỏa thuận là điều hợp lý. Tuy nhiên Luật HN&GĐ cũng cần tính đến công sức đóng góp, tôn tạo, giữ gìn và phát triển khối tài sản chung của ngƣời còn lại trong thời gian vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết. Đồng thời cần có quy định mở để giải quyết chế độ tài sản trong trƣờng hợp hôn nhân không đƣợc khôi phục và tài sản của ngƣời đƣợc tuyên bố là đã chết trở về đã đƣợc giải quyết theo quy định của pháp luật theo các thủ tục ly hôn hoặc thừa kế. Theo đó để quy định đƣợc cụ thể, rõ ràng, cần bổ sung vào khoản 2, Điều 67 Luật HN&GĐ 2014 nội dung cụ thể nhƣ sau:

“Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ

hoặc chồng được giải quyết như sau:

18

66

a, Trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn, tài sản do vợ chồng có được kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố đã chết đến khi có quyết định hủy bỏ tuyên bố người chồng hoặc người vợ là đã chết có hiệu lực pháp luật là tài sản riêng của người đó.

b, Trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước ngày chết của vợ hoặc chồng được ghi trong quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng chết mà chưa chia được giải quyết như quy định tại Điều 59 của luật này.

c, Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về được giải quyết theo quy định của Bộ Luật dân sự”.

Thứ hai, xác định “tài sản hiện còn”

Đối với trƣờng hợp ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về và yêu cầu đòi lại phần tài sản đã chia thừa kế thì những ngƣời thừa kế phải trả lại phần tài sản hiện còn. Do pháp luật chƣa có quy định cụ thể nhƣ thế nào là tài sản hiện còn nên khi xác định vấn đề này gặp không ít khó khăn. Để phù hợp với thực tế và đáp ứng đƣợc việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời bị tuyên bố là đã chết khi họ trở về cũng nhƣ quyền lợi của ngƣời đã nhận tài sản thừa kế, chúng tôi cho ràng nên hiểu khái niệm tài sản hiện còn theo nghĩa rộng. Nghĩa là đƣợc coi là tài sản hiện còn (và vì vậy ngƣời thừa kế phải trả lại tài sản đó) trong hai trƣờng hợp sau đây19

:

- Tài sản thừa kế còn hiện hữu (chƣa sử dụng hết, chƣa bị tiêu hủy, thiệt hại, chƣa bị định đoạt).

- Tài sản thừa kế đã bị định đoạt nhƣng có đủ căn cứ để xác định ngƣời thừa kế đã định đoạt tài sản thừa kế đó để tạo lập tài sản khác (thông qua hợp

19

Tuyên bố chết đối với cá nhân và giải quyết hậu quả khi họ còn sống trở về, ThS. Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học số 02/2000

67

đồng mua bán, đổi tài sản…). Trong trƣờng hợp này tài sản mà ngƣời thừa kế phải trả lại cho ngƣời bị tuyên bố là đã chết nhƣng còn sống là phần giá trị mà ngƣời thừa kế đã thu đƣợc thông qua việc định đoạt tài sản thừa kế đó.

Trong trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc chồng chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác thì khi khôi phục quan hệ hôn nhân, việc chia tài sản chung trong suốt thời gian chung sống đƣợc giải quyết theo thỏa thuận của các bên, không thỏa thuận đƣợc thì giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình, khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ và con, lao động để duy trì cuộc sống chung đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập20. Nếu ngƣời chồng hoặc vợ đã kết hôn với ngƣời khác thì hôn nhân không đƣợc khôi phục nữa, do đó cần xác định cụ thể, rõ ràng tài sản thuộc về hôn nhân thứ nhất, tài sản thuộc về hôn nhân thứ hai, tài sản riêng của từng ngƣời dựa vào các thời điểm chấm dứt hôn nhân trƣớc, phát sinh hôn nhân sau, dựa vào nguồn gốc tài sản theo quy định tại các điều 33, 43, 40 Luật HN&GĐ năm 2014.

20

68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Bên cạnh việc phân tích, bình luận những khó khăn gặp phải trong thực tế xét xử của Tòa án qua các vụ việc thực tế ở Chƣơng 2 thì Chƣơng 3 tác giả còn phân tích sâu hơn nữa những điểm hạn chế, bất cập khác trong quy định của pháp luật hôn nhân gia về hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhà làm luật chƣa dự trù đƣợc hết các tình huống có thể xảy ra trên thực tế, dẫn đến chƣa có quy định của pháp luật để điều chỉnh hoặc đã có quy định nhƣng chƣa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Từ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về đã đƣợc chỉ ra, tác giả tiếp tục phân tích và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đặc biệt là giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật khi giải quyết hậu quả pháp lý về quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản của ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về đối với ngƣời vợ hoặc chồng của họ. Bởi đây là hai loại quan hệ pháp luật quan trọng đƣợc Luật HN&GĐ điều chỉnh và thực tiễn xét xử cho thấy đây cũng là hai quan hệ xảy ra nhiều tranh chấp nhất và có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết nhiều nhất. Khi các quy định của pháp luật đƣợc quy định rõ ràng và cụ thể sẽ khắc phục những bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật, tạo ra cách hiểu thống nhất cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử của Tòa án.

69

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)