Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 67)

- Quan hệ cha/mẹ và con

13 Đèo Thị Thiết (2016), Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án xác định cha, mẹ, con trên địa bàn tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về

khi vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về

Qua những phân tích ở mục 3.1, có thể thấy pháp luật quy định về hậu quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về vẫn còn những điểm hạn chế và bất cập trong thực tiễn áp dụng. Chính vì vậy trong phạm vi luận văn này xin đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Cụ thể nhƣ sau:

3.2.1.Về quan hệ hôn nhân

Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy việc quy định khôi phục quan hệ hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về hiện nay đang gặp nhiều phức tạp và khó khăn trong việc xác định các quan hệ nhân thân và tài sản giữa các chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Mặt khác, điều đó còn thể hiện sự can thiệp sâu của Nhà nƣớc vào đời sống hôn nhân của mỗi cá nhân mà không tính đến tình cảm và ý chí của chính các chủ thể trong mối quan hệ đó. Có thể họ không muốn quay lại với nhau nhƣng pháp luật vẫn ràng buộc họ trong mối quan hệ đó, nên họ chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng quyền li hôn, nhƣ vậy vấn đề càng trở lên phức tạp khi xem xét tới vấn đề con cái và tài sản.

60

Có thể nói, pháp luật chỉ chặt chẽ khi các nhà làm luật đã dự liệu đƣợc các tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, nếu ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về thì khi giải quyết hậu quả pháp lý cần phải chú trọng đến tính thực tế của vụ việc trong một số trƣờng hợp sau đây:

- Trong trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc chồng của ngƣời bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với ngƣời khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực. Nếu ngƣời vợ hoặc chồng chƣa kết hôn với ngƣời khác và khi ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về mà tình cảm giữa họ vẫn còn, muốn tiếp tục hôn nhân thì khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, Tòa án nên công nhận việc tái lập hôn nhân của họ. Nếu ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng chƣa kết hôn với ngƣời khác nhƣng khi ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về mà tình cảm giữa họ đã rạn nứt, không muốn sống chung với nhau nữa thì khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, Tòa án không công nhận tái lập hôn nhân. Quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn coi nhƣ đã chấm dứt từ trƣớc. Vì vậy, mỗi ngƣời trong số họ đều có quyền kết hôn với ngƣời khác16

.

- Đối với trƣờng hợp bản thân ngƣời vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết có thể họ cũng đã kết hôn trong thời gian họ biệt tích. Nếu ngƣời bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn trƣớc thời điểm họ bị xác định là đã chết (trƣớc ngày đƣợc coi là chết) thì coi nhƣ việc kết hôn đó là trái pháp luật do lúc đó hôn nhân vẫn tồn tại. Bởi vậy, nếu sau này họ trở về, về nguyên tắc, không công nhận quan hệ hôn nhân thứ hai. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hôn nhân vẫn khôi phục nếu cả ngƣời vợ, chồng còn lại cũng chƣa kết hôn với ngƣời khác. Nếu ngƣời vợ, chồng còn lại đã kết hôn với ngƣời khác thì nên công nhận quan hệ hôn nhân thứ hai (quan hệ hôn nhân giữa ngƣời bị tuyên bố chết trở về với ngƣời vợ, chồng kia) nếu họ yêu cầu công nhận tại tòa án và quan hệ đó chỉ đƣợc công nhận từ thời điểm họ bị xác định là đã chết. Nếu ngƣời vợ hoặc chồng từng bị xác định là đã chết đã kết hôn sau khi đƣợc xác

16

Tuyên bố chết đối với cá nhân và giải quyết hậu quả khi họ còn sống trở về, ThS. Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học số 02/2000

61

định là đã chết thì khi họ quay về sẽ không khôi phục quan hệ hôn nhân nữa, cho dù vợ, chồng còn lại chƣa kết hôn với ngƣời khác. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo sự bình đẳng cho cả hai bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Nếu họ rơi vào tình trạng đăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền hay kết hôn trái pháp luật thì cũng giải quyết tƣơng tự nhƣ đối với trƣờng hợp ngƣời vợ, chồng còn lại kết hôn với ngƣời khác17

.

Do vậy, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam hiện hành cần có thêm cơ chế công nhận của Tòa về quan hệ nhân thân dựa trên ý chí tự nguyện của các bên và phải sửa đổi theo hƣớng khi ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng bị tuyên bố là đã chết trở về thì trong mọi trƣờng hợp không đƣơng nhiên khôi phục quan hệ hôn nhân. Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và đồng thời đƣa ra quyết định về hậu qủa trong quan hệ nhân thân theo yêu cầu của các bên khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết. Điều này sẽ làm cho các vấn đề trở nên đơn giản và hợp lý hơn rất nhiều so với quy định hiện nay.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)