Về xác định cha, mẹ,con

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 60)

- Quan hệ cha/mẹ và con

3.1.2. Về xác định cha, mẹ,con

Thứ nhất, nếu hôn nhân đƣợc khôi phục thì quan hệ hôn nhân sẽ đƣợc tính từ thời điểm kết hôn12

tức là coi nhƣ chƣa từng gián đoạn thời kì hôn nhân. Do đó, việc xác định cha, mẹ, con vẫn đƣợc áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý đƣợc quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014. Nhƣ vậy, khi ngƣời chồng là ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về và khôi phục quan hệ hôn nhân mà ngƣời vợ ở nhà vẫn sinh con trong những năm tháng chồng bị tuyên bố là đã chết, thậm chí đang chung sống với ngƣời khác và đang có thai với ngƣời đàn ông khác thì đứa con đó vẫn đƣợc xác định là con chung của vợ chồng bởi đứa trẻ đƣợc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Điều này là không hợp lý, từ đó xảy ra những tranh chấp giữa các chủ thể trong mối quan hệ với đứa trẻ. Thực tế này dẫn đến một bất cập đó là nếu ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết không muốn thừa nhận con thì phải làm nhƣ thế nào?

Mặt khác, Khoản 2 Điều 88 Luật HN&GĐ 2014 quy định “Trong

trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Tuy nhiên pháp luật lại không chỉ rõ chứng cứ trong trƣờng

hợp này bao gồm những gì.

Thứ hai, pháp luật chƣa quy định rõ hậu quả pháp lý đối với việc nuôi con nuôi trong trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về.

Cụ thể, khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết mà ngƣời kia nếu đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi thì pháp luật công nhận cho họ đƣợc nuôi con nuôi, bởi họ là những ngƣời đang độc thân và không tồn tại quan hệ hôn nhân với ai. Tuy nhiên khi ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về mà ngƣời

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)