- Quan hệ cha/mẹ và con
12 Điều 67 Luật HNGĐ năm
55
vợ hoặc chồng của ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết chƣa kết hôn với ngƣời khác thì họ vẫn là vợ chồng và đƣợc pháp luật công nhận. Vấn đề đặt ra là khi ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về không đồng ý việc nhận nuôi con nuôi này thì sẽ giải quyết nhƣ thế nào? Hoặc ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về đồng ý việc nhận nuôi con nuôi nhƣng bản thân họ không đáp ứng đƣợc đủ các điều kiện của ngƣời nhận con nuôi mà pháp luật quy định thì vấn đề này phải xử lý ra sao?
Trong trƣờng hợp ngƣời vợ (chồng) còn sống cho con chung đi làm con nuôi trong thời gian ngƣời chồng (vợ) của họ bị Tòa án tuyên bố chết thì khi trở về việc con chung của họ đƣợc nhận làm con nuôi có còn hiệu lực pháp luật hay không?
Bởi tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi nhƣ sau: Việc nhận nuôi con nuôi phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ đẻ của ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định đƣợc thì phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định đƣợc thì phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời giám hộ; trƣờng hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải đƣợc sự đồng ý của trẻ em đó.
Có thể thấy tại thời điểm cho con đi làm con nuôi mà một bên vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố chết thì ngƣời kia có toàn quyền quyết định vấn đề này. Vƣớng mắc xảy ra khi ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về thì liệu rằng sự đồng ý cho làm con nuôi có còn đƣợc đảm bảo hay không? Trong trƣờng hợp ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về đồng ý cho con mình làm con nuôi thì có cần bổ sung trình tự thủ tục hỏi ý kiến của họ vào hồ sơ nhận nuôi con nuôi hay không? Và trƣờng hợp họ không đồng ý thì sẽ phải giải quyết nhƣ thế nào? Những vƣớng mắc này, pháp luật hiện hành đều chƣa có quy định cụ
56
thể để giải quyết13.
3.1.3. Về quan hệ tài sản
Thứ nhất, giải quyết quan hệ tài sản trong trƣờng hợp hôn nhân đƣợc khôi phục
Trong trƣờng hợp hôn nhân đƣợc khôi phục thì quan hệ tài sản đƣợc khôi phục kể từ thời điểm quyết định của tòa án hủy bỏ tuyên bố ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ là đã chết có hiệu lực pháp luật. Tài sản do vợ chồng có đƣợc kể từ thời điểm quyết định của tòa án về việc tuyên bố ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ là đã chết có hiệu lực đến khi có quyết định hủy bỏ tuyên bố ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ là đã chết có hiệu lực pháp luật là tài sản riêng của ngƣời đó14. Nhƣ vậy, thời điểm khôi phục quan hệ tài sản có sự khác biệt so với quan hệ nhân thân. Nếu quan hệ nhân thân không có thời gian gián đoạn thì quan hệ tài sản có khoảng thời gian gián đoạn, không đƣợc tính tồn tại quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là từ thời điểm quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật đến thời điểm quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật. Việc quy định nhƣ vậy là để tránh những phức tạp khi giải quyết vấn đề tài sản giữa các bên vợ chồng trong các giao dịch với ngƣời thứ ba, dễ dàng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch đó. Tuy nhiên, việc quy định nhƣ vậy là không thống nhất và thiếu chính xác bởi vì thời điểm chấm dứt hôn nhân không phải đƣơng nhiên là thời điểm quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật mà là ngày đƣợc ghi trong quyết định đó. Cho nên có thể thời điểm chấm dứt hôn nhân là trƣớc ngày quyết định tuyên bố là đã chết có hiệu lực pháp luật.
Trên thực tế, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong trƣờng hợp này là rất khó khăn và phức tạp. Đặc biệt là trong trƣờng