- Quan hệ cha/mẹ và con
2.2.1. Vụ việc thứ nhất
Chị Đoàn Thị Ly Bảo – sinh năm 1981, trú tại tổ 2, ấp Cây Xoài, xã Thanh Phƣớc, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh có đơn yêu cầu TAND huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh giải quyết việc dân sự về việc “Yêu cầu tuyên bố một
42
ngƣời là đã chết” đối với ông Đoàn Văn Kỳ – sinh năm 1941 có nơi cƣ trú cuối cùng là tổ 2, ấp Cây Xoài, xã Thanh Phƣớc, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh với mục đích chia di sản thừa kế của ông Kỳ. Theo chị trình bày thì chị là con của bà Lê Thị Ơi và ông Đoàn Văn Kỳ, cha mẹ chị chung sống từ năm nào chị cũng không biết, cha mẹ không có đăng ký kết hôn và có 06 con chung gồm: Đoàn Văn Nhơn, Đoàn Văn Chấp, Đoàn Văn Thuận, Đoàn Thị Đơn, Đoàn Thị Bảo Ly và Đoàn Thị Ly Bảo.
Từ khi mẹ chị mang thai chị thì cha đã bỏ nhà ra đi, từ khi sinh ra chị chƣa thấy mặt cha, hiện nay chị không biết cha chị đi đâu, tính đến nay cha chị đã bỏ địa phƣơng đi đƣợc 33 năm, hiện nay tất cả các anh chị em đều nghĩ cha đã chết. Tại đơn xin xác nhận không có mặt ở nơi cƣ trú ngày 17/12/2012 của chị Đoàn Thị Ly Bảo có yêu cầu Công an xã Thanh Phƣớc xác nhận ông Đoàn Văn Kỳ đã bỏ địa phƣơng đi từ năm 1980 cho đến nay, ông Kỳ ở đâu Công an xã Thanh Phƣớc cũng không biết. Tòa án đã tiến hành lập thủ tục tìm kiếm ông Đoàn Văn Kỳ trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣng không có kết quả.
Ngày 21/3/2014 TAND huyện Gò Dầu mở phiên họp xét thấy có đủ căn cứ chấp nhận yêu cầu của chị Đoàn Thị Ly Bảo và đã ra quyết định số 01/2014/QĐST-VDS giải quyết việc dân sự về yêu cầu tuyên bố ông Đoàn Văn Kỳ đã chết kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.
Tuy nhiên sau đó vào tháng 3/2015 thì ông Kỳ đã trở về nhà tại ấp Cây Xoài, xã Thanh Phƣớc, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh để thăm con cái. Ông Kỳ trình bày vào năm 1981 do mâu thuẫn với vợ là bà Lê Thị Ơi nên ông bỏ nhà đi đến thôn 6, xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam sống cho đến tháng 3/2015 thì quay trở về để thăm các con và ông xác định chị Bảo là con ruột của mình. Khi chị Bảo yêu cầu Tòa án tuyên bố ông đã chết thì ông không biết thông tin này, bây giờ ông đã trở về nên làm đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố là ông đã chết và yêu cầu đòi lại số tài sản đã chia thừa
43
kế là phần đất có diện tích 353,5m2
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số do Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu cấp cho ông đứng tên. Mảnh đất này đƣợc chia thừa kế cho ông Đoàn Văn Chấp (là con của ông Kỳ). Sau khi đƣợc chia cho mảnh đất này ông Chấp đã chuyển nhƣợng cho ông Trần Văn Bốn với giá 60.000.000đ. Sau khi mua, ông Bốn và bà Nghi đã xây cất nhà và đang sử dụng. Ông Chấp dùng số tiền này để đầu tƣ chứng khoán. Tại thời điểm ông Kỳ trở về thì lợi tức thu đƣợc thông qua việc đầu tƣ chứng khoán của ông Chấp là 200.000.000đ.
Nhƣ vậy, khi ông Kỳ trở về và yêu cầu đòi lại phần di sản đã chia thừa kế trong trƣờng hợp này thì câu hỏi đặt ra là ông Chấp sẽ phải trả lại những gì cho ông Kỳ?
Pháp luật quy định trong trƣờng hợp này thì ngƣời đã đƣợc nhận di sản thừa kế sẽ phải trả lại phần tài sản hiện còn cho ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về. Tuy nhiên, phần tài sản mà ông Chấp nhận đƣợc là mảnh đất và ông đã chuyển nhƣợng lại cho ngƣời khác với giá 60.000.000đ. Sau đó ông lại dùng số tiền này để đầu tƣ chứng khoán, số lợi tức thu đƣợc là 200.000.000đ.
Có thể thấy mảnh đất mà ông đƣợc thừa kế đƣợc quy đổi thành số tiền 60.000.000đ. Nếu nhƣ ông Chấp chƣa sử dụng số tiền này vào việc gì thì khi ông Kỳ có yêu cầu đòi lại tài sản đã chia thừa kế, ông Chấp sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ 60.000.000đ. Tuy nhiên thực tế ông Chấp đã đầu tƣ chứng khoán nên việc xác định phần “tài sản hiện còn” trong trƣờng hợp này là rất khó khăn. Ông Chấp phải trả lại cho ông Kỳ giá trị mảnh đất chia thừa kế đƣợc quy đổi hay là phần tài sản hiện còn trên thực tế?
Pháp luật hiện hành chƣa có văn bản nào quy định về tài sản hiện còn do đó liên quan đến vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau:
Có quan điểm cho rằng , tiền đầu tƣ vào chứng khoán này vẫn đƣợc xem là tài sản hiện còn. Phần hoa lợi, lợi tức có đƣợc từ tài sản cũng đƣợc coi
44
là tài sản hiện còn vì nếu xác định dựa trên nguồn gốc của tài sản thì một phần hoa lợi, lợi tức này phát sinh từ di sản thừa kế, mà di sản thừa kế là tài sản của ngƣời bị tuyên bố đã chết vậy khi họ trở về thì hoa lợi, lợi tức cũng sẽ thuộc tài sản của ngƣời bị tuyên bố chết trở về.
Quan điểm khác lại cho rằng, phần hoa lợi, lợi tức phát sinh thuộc thuộc về ngƣời thừa kế. Bởi phần hoa lợi, lợi tức này mặc dù có đƣợc dựa trên cơ sở là phần tài sản mà ngƣời vợ, chồng còn lại đƣợc thừa kế nhƣng nó lại đƣợc tạo ra trong thời điểm ngƣời vợ, chồng còn lại là chủ sở hữu và họ bỏ công sức ra khai thác sử dụng tài sản thừa kế mà có.
Theo quan điểm cá nhân thì trong trƣờng hợp này ông Chấp sẽ chỉ phải trả lại cho ông Kỳ 60.000.000đ, bởi lợi tức thu đƣợc là do ông Chấp đầu tƣ số tiền đó vào chứng khoán, giá trị chênh lệch là do công sức khai thác, sử dụng di sản của ông mà có. Bên cạnh đó, tại thời điểm ông đƣợc chia thừa kế là có căn cứ pháp luật, tức là ông đƣợc hƣởng di sản thừa kế một cách hợp pháp, cho nên ông hoàn toàn có quyền khai thác, sử dụng số tài sản mà mình nhận đƣợc, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ số tài sản ấy.