Quan hệ vợ và chồng

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 42)

Luật HN&GĐ quy định về quan hệ hôn nhân của vợ chồng khi một bên bị tuyên bố là đã chết trở về tại Điều 67 nhƣ sau: “Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật”.

Nhƣ vậy, khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về thì quan hệ hôn nhân của họ với ngƣời kia có đƣợc khôi phục hay không còn phụ thuộc vào “tình trạng hôn nhân thực tế” của ngƣời còn lại tại thời điểm Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết.

Có thể thấy việc Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết là tiền đề để xác định xem quan hệ hôn nhân trong trƣờng hợp này đƣợc giải quyết nhƣ thế nào. Vậy trong trƣờng hợp chính ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về và những ngƣời có quyền, lợi ích liên quan không yêu cầu Tòa án ra

34

quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết thì quan hệ hôn nhân sẽ đƣợc giải quyết ra sao? Việc này pháp luật vẫn chƣa có quy định rõ ràng và cụ thể.

Theo đó, tại thời điểm Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết mà ngƣời vợ hoặc chồng của ngƣời đó chƣa kết hôn với ngƣời khác thì quan hệ hôn nhân của họ đƣơng nhiên đƣợc khôi phục tại thời điểm đăng ký kết hôn. Trong trƣờng hợp không ai yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết mà ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về vẫn tiếp tục sống chung với vợ, chồng của mình thì những tài sản mà hai ngƣời tạo ra trong thời gian này có đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay không?

Quan hệ hôn nhân không đƣợc khôi phục trong hai trƣờng hợp sau: Một là, trƣớc khi bị tuyên bố là đã chết, ngƣời này đã bị tuyên bố mất tích. Trong thời gian tuyên bố mất tích, vợ hoặc chồng của họ đã yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn và Tòa án đã ra quyết định cho ly hôn có hiệu lực pháp luật. Sau đó ngƣời này vẫn biệt tích mà không có tin tức gì sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực. Do đó, theo yêu cầu của ngƣời có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố ngƣời đó là đã chết.

Ngƣời chồng hoặc vợ của ngƣời bị tuyên bố là đã chết yêu cầu Tòa án xử ly hôn theo khoản 2 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 thì khi ngƣời đó trở về, quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Khoản 2 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 quy định “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Nếu nhƣ trong trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc chồng của ngƣời bị tuyên bố là đã chết chƣa kết hôn với ngƣời khác thì khi họ trở về, quan hệ hôn nhân của họ đƣơng nhiên đƣợc khôi phục, thì trong trƣờng hợp này, quan hệ hôn

35

nhân của họ lại “vƣớng” phải một quyết định cho ly hôn của Tòa án, pháp luật vẫn phải công nhận rằng hai ngƣời đã ly hôn, cho dù ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về có biết về việc ly hôn này hay không. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý, dự liệu đƣợc thực tế có nhiều trƣờng hợp ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ vì những lý do nhất định mà không muốn kết hôn với ngƣời khác. Có nhƣ vậy thì khi ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về, mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký kết hôn lại, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật dành cho các cá nhân trong xã hội.

Ngƣợc lại, quyết định cho ly hôn của Tòa án dựa trên cơ sở ngƣời vợ hoặc chồng của ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết thể hiện ý chí của mình thông qua đơn yêu cầu ly hôn. Tức là khi họ gửi đơn yêu cầu ly hôn cũng đồng nghĩa với việc họ đã không còn tình cảm gì với ngƣời bị tuyên bố là đã chết. Nhƣ vậy thì ngay cả khi ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết trở về, họ cũng chẳng có lý do gì để quay lại chung sống với ngƣời đó. Vì lẽ đó nên BLDS nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng đều quy định việc Tòa án quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Hai là, người chồng hoặc vợ của ngƣời bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với ngƣời khác thì pháp luật sẽ công nhận mối quan hệ hôn nhân sau là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Trong trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc chồng của ngƣời bị Tòa án tuyên bố chết kết hôn với ngƣời khác thì pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân sau của họ là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Bởi khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một ngƣời là đã chết thì hậu quả pháp lý về quan hệ hôn nhân đối với ngƣời bị tuyên bố chết đƣợc xử lý giống nhƣ đối với ngƣời chết tự nhiên. Nghĩa là quan hệ hôn nhân của họ đƣơng nhiên chấm dứt mà không cần phải thông qua thủ tục ly hôn tại Tòa án. Khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực

36

pháp luật thì ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ của ngƣời đó trở thành ngƣời độc thân và đƣợc quyền tự do kết hôn với một ngƣời khác.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết trở về theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 42)