Hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn tthiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trang 95)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠ

3.2.7. Hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác

trách nhiệm, tránh chủ quan, gắn nhiệm vụ với trách nhiệm trƣớc trƣởng phòng Tài chính – Kế toán, Ban Giám đốc và pháp luật. Trung tâm cũng phải thƣờng xuyên thực hiện công tác bồi dƣỡng, nâng cao ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các kế toán viên và có những chỉ đạo uốn nắn kịp thời cả về ý thức, chuyên môn.

Thứ tƣ, cần thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra chéo giữa các kế toán viên với nhau để tăng thêm tính khách quan và chặt chẽ trong công tác kiểm tra, cũng nhƣ cần thực hiện việc tiền kiểm và hậu kiểm đối với các hoạt động liên quan đến thu, chi tiềm ẩn rủi ro cao để tăng tính răng đe các gian lận, nhất là các gian lận tiềm tang.

3.2.7. Hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán toán

Thứ nhất, cần quán triệt cho kế toán viên khai thác hết các phần hành

trong phần mềm kế toán Misa Mimosa 2019 nhƣ các phần hành về tài sản, tính lƣơng, theo dõi thuế thuế thu nhập cá nhân, xuất hóa đơn bán hàng,... Đối với những vấn đề còn vƣớng mắc, không hiểu khi vận dụng kế toán phải liên hệ ngay với nhà cung cấp phần mềm Misa đề đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Hiện nay, phần mềm kế toán Misa Mimosa 2019 vẫn còn nhiều lỗi đang đƣợc nhà cung cấp sửa lại, các kế toán viên cần chủ động liên tục cập nhật và nâng cấp phần mềm hệ thống theo các phiên bản mới để vận hành.

Thứ hai, để đảm bảo đƣợc yêu cầu khối lƣợng công việc ngày một lớn

thì việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, đƣa ứng dụng tin học vào công tác kế toán nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, cần thực hiện các giải pháp nhƣ:

Một là, thƣờng xuyên nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho đội ngũ

kế toán viên. Tổ chức các lớp đào tạo về tin học để cập nhật kiến thức tin học nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cho các kế toán viên của Trung tâm.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hƣớng hiện đại nhƣ hƣớng đến sử dụng một phần mềm tích hợp cả công tác kế toán với kế toán thuế thu nhập cá nhân, tính và phân bổ khấu hao, dụng cụ,…, để dễ sử dụng, quản lý.

3.2.8. Hoàn thiện tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Thứ nhất, bên cạnh việc kiểm kê theo định kỳ hằng năm, Trung tâm

cần tằng cƣờng công tác kiểm kê chuyên đề đối với một số tài sản cố định theo từng quý để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản.

Thứ hai, trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

kế toán, hàng quý (hoặc năm) Trung tâm nên tiến hành sao lƣu toàn bộ dữ liệu thông tin kế toán các thiết bị lƣu trữ nhƣ đĩa CD-ROM, USB, ổ cứng di động…

Thứ ba, trung tâm cần sắp xếp lại khu vực kho kế toán, cung cấp thêm

diện tích kho để đảm bảo tốt công tác lƣu trữ chứng từ kế toán. Cần tiến hành mở rộng khu vực bảo quản tài liệu. Tách biệt chứng từ kế toán với các hồ sơ khác để đảm bảo tính bảo mật, cung cấp đủ không gian và các điều kiện cần thiết để công tác lƣu trữ chứng từ đƣợc tốt nhất. Đơn vị cũng cần tiến hành định kỳ tổ chức kiểm tra kho và sắp xếp chứng từ một cách khoa học thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần.

Thứ tư, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định về thời hạn lƣu trữ

chứng từ kế toán theo thời hạn đã quy định nhƣ: Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm; Lƣu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Đối với chứng từ hết thời gian lƣu trữ theo quy định của

pháp luật, phải tiến hành thủ tục hủy theo đúng quy định của pháp luật, với sự chứng kiến của đầy đủ các bên liên quan, lập biên bản hủy đi kèm

3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Đối với Trung tâm y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, Ban Giám đốc Trung tâm cần đánh giá đúng vai trò và tầm

quan trọng của tổ chức kế toán trong các hoạt động của Trung tâm nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Trung tâm cần tạo mọi điều kiện cho phòng Tài chính - Kế toán về nhân sự, về nguồn kinh phí cũng nhƣ cả về trang thiết bị. Ngoài ra, Trung tâm cần phải sửa đổi và ban hành bản quy chế chi tiêu nội bộ, quy định rõ về việc thanh toán, các quy trình, hƣớng dẫn có liên quan đến công tác kế toán để làm cơ sở thực hiện tốt công tác kế toán, cũng nhƣ làm cơ sở để tổ chức tốt hơn công tác kế toán tại phòng Tài chính - Kế toán cũng nhƣ các Phòng, Khoa trong Trung tâm

Thứ hai, cần nâng cao trình độ, năng lực của các kế toán viên trong

phòng Tài chính – Kế toán. Phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo bổ sung kiến thức cho tập thể cán bộ của phòng Tài chính – Kế toán qua các hình thức nhƣ: xây dựng quy trình tổ chức kế toán tại đơn vị, cử các nhân viên kế toán tham dự các khóa đào tạo kế toán đơn vị sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn, tổ chức các đợt tham quan học tập mô hình bộ máy kế toán của các đơn vị giáo dục, đào tạo khác. Kế toán trƣởng cần phải có kế hoạch đào tạo nội bộ về chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán viên nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện tổ chức kế toán tuân thủ theo quy định của pháp luật, sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán thành thạo. Hàng tuần, phòng Tài chính – Kế toán phải tổ chức các cuộc họp phòng nhằm trao đổi về những vƣớng mắc, khó khăn mắc phải trong quá trình vận hành của kế toán viên từ đó đƣa ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Thứ ba, cần xây dựng mối liên kết giữa phòng Tài chính – Kế toán và

hành kế toán đƣợc hiệu quả.

Thứ tư, cần tăng cƣờng công tác trao đổi kinh nghiệm với Bộ Tài chính

và các Bộ, ngành liên quan khác về kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới nhằm rút ra ƣu nhƣợc điểm của cơ chế, cách thức triển khai và thực hiện cơ chế mới một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

3.3.2. Đối với Sở Y tế tỉnh Bình Định

Thứ nhất, Sở Y tế cần tổ chức giao ban về công tác tài chính mỗi quý để

các Trung tâm Y tế báo cáo nhằm đánh giá về tình hình thực hiện các nguồn kinh phí. Qua công tác giao ban, Sở Y tế hƣớng dẫn và giải đáp các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện giúp cho các Trung tâm Y tế thực hiện tốt công tác quản lý tài chính.

Thứ hai, bên cạnh công tác kiểm tra, chỉ đạo về chuyên môn, cần tăng

cƣờng kiểm tra công tác quản lý tài chính đối với các Trung tâm Y tế. Đây là hoạt động cần thiết, góp phần tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các Trung tâm Y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Thông qua công tác kiểm tra về tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành các cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Y tế, của ngành y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vƣớng mắc của đơn vị.

Thứ ba, Sở Y tế cần kiến nghị về việc tăng tính chủ động cho các Trung

tâm Y tế trong việc tự chủ mở rộng các hoạt động dịch vụ về y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng Trung tâm Y tế trên cơ sở cho phép của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán, chính sách kế toán và các quy định của pháp luật, quy định của Bộ Tài chính hiện hành về công tác kế toán. Trong chƣơng 3 này, tác giả đã làm rõ các nội dung sau:

Thứ nhất, làm rõ phƣơng hƣớng, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện

tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc.

Thứ hai, làm rõ các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, ngành y tế đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với đội ngũ y bác sỹ còn thiếu cùng với nguồn lực tài chính có hạn, các đơn vị sự nghiệp y tế muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải biết khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả. Cùng trong xu thế đó, cơ chế tự chủ đƣợc giao ngày càng cao, để góp phần nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát đòi hỏi đơn vị cần phải hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán, khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc với các nội dung chủ yếu là về tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo kế toán, hệ thống kiểm tra kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và hoàn thiện tổ chức thực hiện chế độ kế toán quản trị tại đơn vị, luận văn đã phản ánh khách quan những kết quả đạt đƣợc, những ƣu điểm, những vấn đề còn hạn chế, tập trung phân tích, đánh giá những tồn tại từng nội dung tổ chức công tác kế toán tại tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc; luận văn đƣa ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện từng nội dung của tổ chức công tác kế toán tại đơn vị này. Thêm vào đó, luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với lãnh đạo và phòng tài chính kế toán của đơn vị để đảm bảo việc thực hiện các giải pháp đề xuất đạt hiệu quả.

Với nội dung và những đề xuất trong toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn đƣợc góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, hy vọng sẽ giúp lãnh đạo Trung tâm có các biện pháp quản lý tốt hơn, cán bộ viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị cùng chung tay xây dựng Trung tâm Y tế ngày càng phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

Cuối cùng, theo đánh giá của tác giả, luận văn nhìn chung đã đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục đích nghiên cứu đặt ra. Những kiến nghị, giải pháp trong luận văn nếu đƣợc áp dụng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc. Tuy nhiên, do tính bí mật của thông tin kế toán việc tiếp cận số liệu kế toán và minh họa có những hạn chế nhất định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà

Nội.

Bùi Thị Yến Linh (2014), Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập

tỉnh Quãng Ngãi, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.

Chính Phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định cơ

chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

Hoàng Hồng Hà (2019), Công tác kế toán tại trung tâm y tế thành phố Cần

Thơ, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Hoàng Hữu Huynh (2013), Kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Học viện Tài chính (2017), Giáo trình Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Lê Kim Ngọc (2009), Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc

tăng cường quản lý tài chính ngành Y tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học

viện Tài chính.

Lê Thị Lan (2018), Giáo trình Tổ chức kế toán, Trƣờng Đại học Lao động ã hội, Nhà xuất bản Lao động – ã hội, Hà Nội.

Nguyễn Thị Hải Yến (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh

viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy

Nhơn.

Nguyễn Thị Thủy (2019), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện

đa khoa Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc

dân.

Quốc hội (2015), Luật Kế toán số: 88/2015/QH13, Hà Nội.

Trần Thị Cẩm Thanh, Nguyễn Ngọc Tiến (2017), Giáo trình Nguyên lý Kế toán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, Báo cáo tài chính năm 2019, 2020, 2021. Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, Quy chế chi tiêu nội bộ 2019, 2020, 2021. Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, Quyết định quy chế tổ chức và hoạt động

của Phòng Kế hoạch – Tài chính, 2019, 2020, 2021.

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, Quyết định quy chế tổ chức và hoạt động

của Ban thanh tra nhân dân, 2019, 2020, 2021.

Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Võ Minh Khoa (2020), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Trung tâm Y

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Danh mục chứng từ kế toán áp dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

T T

TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT

BB HD

A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY

I- Lao động tiền lƣơng

1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x

2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x

3 Bảng thanh toán tiền lƣơng 02-LĐTL x

4 Bảng thanh toán tiền thƣởng 03-LĐTL x

5 Giấy đi đƣờng 04-LĐTL x

6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x 7 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x

8 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x

9 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL x

10 Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng

10-LĐTL x

11 Bảng phân bổ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội

11-LĐTL x

II- Chỉ tiêu vật tƣ

1 Phiếu nhập kho 01-VT x

2 Phiếu xuất kho 02-VT x

3 Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ 03-VT x

4 Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ 04-VT x

5 Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

05-VT x

6 Bảng kê mua hàng 06-VT x

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn tthiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)