Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực Tây Nguyên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính

1.4.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của chủ DN và đƣợc xác định:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận

x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận trong công thức có thể sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế hoặc lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đƣợc ƣa dùng hơn.

Chỉ tiêu này nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tƣ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngƣợc lại. Nếu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cao thì s tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, giúp DN có thể tìm đƣợc nguồn vốn mới trên thị trƣờng tài chính để tài trợ cho tăng trƣởng. Ngƣợc lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thấp hơn mức bình quân trên thị trƣờng thì chắc chắn DN s gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

1.4.3.2. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn cấp

Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn cấp = Lợi nhuận trong kỳ Tổng vốn cấp trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của DN; một đồng vốn tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của DN.

1.4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nợ phải trả

T số nợ đƣợc đo bằng t số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay nguồn vốn của DN

Tỷ số nợ = Nợ phải trả

T số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn | từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần trăm.

Nếu so sánh nợ phải trả với tổng tài sản thì t số nợ còn thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của DN từ nguồn vốn từ bên ngoài. Một cách viết khác của t số nợ có thể đƣợc dùng:

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu =

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

T số vốn chủ sở hữu hay t suất tự tài trợ là cách viết ngƣợc của t số nợ. Sử dụng t số vốn chủ sở hữu để đo lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu | trong tổng nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ số vốn

chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

= 1-Tỷ số nợ Tổng nguồn vốn

Thông thƣờng một DN có t số nợ thấp (hay t số vốn chủ sở hữu cao) đƣợc đánh giá là ít bị phụ thuộc vào chủ nợ trong hoạt động kinh doanh và do vậy dƣới góc độ các chủ nợ, món nợ của họ càng đƣợc đảm bảo an toàn khi rủi ro xảy ra.

1.4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư

1.4.4.1. Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài sản cố định

Để phân tích HQHĐ đầu tƣ tài sản cố định, các nhà phân tích thƣờng đánh giá trên hai khía cạnh là quy mô đầu tƣ thông qua chỉ tiêu t số vốn đầu tƣ tài sản cố định so với tổng tài sản và HQHĐ đầu tƣ tài sản cố định thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ TSCĐ, cụ thể:

- Tỷ số vốn đầu tư tài sản cố định so với tổng tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá quy mô đầu tƣ vào tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản của DN. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ số vốn đầu tư tài sản cố định so với

tổng tài sản

= Giá trị tài sản cố định đã và đang đầu tư Tổng giá trị tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của DN, giá trị tài sản cố định đã và đang đầu tƣ chiếm bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ DN đang đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất KD và ngƣợc lại. Tuy nhiên, việc nhận xét chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào lĩnh vực KD hay ngành nghề KD của DN là sản xuất hay thƣơng mại hay dịch vụ.

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài sản cố định:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc đầu tƣ vốn vào tài sản cố định của DN có đem lại hiệu quả hay không, đánh giá chỉ tiêu này khác với hiệu quả sử dụng tổng tài sản do chỉnh tính đến lƣợng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư tài sản cố định =

Lợi nhuận sau thuế

(1.28) Giá trị tài sản cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng giá trị tài sản cố định đã đầu tƣ trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng cao chứng tỏ việc đầu tƣ vào tài sản cố định là có hiệu quả và ngƣợc lại.

1.4.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính

Để phân tích HQHĐ đầu tƣ tài chính, các nhà phân tích thƣờng đánh giá trên hai khía cạnh là quy mô đầu tƣ tài chính thông qua chỉ tiêu t số vốn đầu tƣ hoạt động tài chính so với tổng tài sản và HQHĐ đầu tƣ tài chính thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ tài chính, cụ thể:

- Tỷ số vốn đầu tư tài chính so với tổng tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá quy mô đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ tài chính trong tổng giá trị tài sản của DN. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ số vốn đầu tư tài chính so với

tổng tài sản =

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

Tổng giá trị tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của DN, giá trị các khoản đầu tƣ tài chính chiếm bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ DN đang đầu tƣ

nhiều vào các hoạt động tài chính và ngƣợc lại.

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc đầu tƣ vốn vào hoạt động tài chính của DN có đem lại hiệu quả hay không. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư tài tài chính =

Lợi nhuận sau thuế Giá trị vốn đầu tư tài chính

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn đầu tƣ tài chính trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng cao chứng tỏ việc đầu tƣ vào hoạt động tài chính là có hiệu quả và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Để DN tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng với những khó khăn và thách thức nhƣ hiện nay thì việc phân tích HQHĐ là hoạt động quan trọng để DN nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua phân tích HQHĐ của DN chúng ta mới thấy rõ đƣợc các hạn chế, nguyên nhân, nhân tố ảnh hƣởng để có thể có những quyết sách phù hợp nhằm nâng cao HQHĐ. Trong nội dung Chƣơng 1 này, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về HQHĐ và phân tích HQHĐ trong DN nhƣ sau:

Thứ nhất, làm rõ bản chất của HQHĐ cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến HQHĐ;

Thứ hai, làm rõ và hệ thống hóa nội dung phân tích HQHĐ trên khía cạnh đánh giá khái quát và phân tích các chỉ tiêu HQHĐ: Tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động, HQHĐ kinh doanh, hiệu quả tài chính, HQHĐ đầu tƣ;

Thứ ba, làm rõ các phƣơng pháp phân tích về HQHĐ thƣờng đƣợc sử dụng trong DN;

Thứ tư, làm rõ nội dung tổ chức phân tích HQHĐ trong các DN.

Các vấn đề lý luận của Chƣơng 1 cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng phân tích HQHĐ tại Chi nhánh Xăng dầu Quân đội Khu vực Tây Nguyên – Công ty TNHH MTV thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội ở Chƣơng 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI KHU VỰC

TÂY NGUYÊN - CÔNG TY TNHH MTV THUỘC TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI KHU VỰC TÂY NGUYÊN - CÔNG TY TNHH MTV VỰC TÂY NGUYÊN - CÔNG TY TNHH MTV

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Tên đơn vị: Chi Nhánh Xăng Dầu Quân đội Khu Vực Tây Nguyên - Công Ty TNHH Một Thành Viên

Đơn vị chủ quản cấp trên: Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội

Địa chỉ đơn vị: QL1A, tổ 8, khu vực 4, Phƣờng Trần Quang Diệu, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Mã số thuế: 0100108688-029 Ngƣời ĐDPL: Đỗ Thành Hƣng Ngày hoạt động: 08/08/2014

Giấy phép kinh doanh: 0100108688-029

2.1.1.2. Quá trình phát triển

Trải qua 8 năm xây dựng và phát triển Chi Nhánh Xăng Dầu Quân đội Khu Vực Tây Nguyên - Công Ty TNHH Một Thành Viên thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội có những mốc son quan trọng đánh dấu sự phát triển.

- Ngày 11/1/2015: Chi Nhánh Xăng Dầu Quân đội Khu Vực Tây Nguyên - Công Ty TNHH Một Thành Viên thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội bắt đầu đầu tƣ sang thị trƣờng bán lẻ xăng dầu, ngoài bán buôn còn xây dựng các cây xăng và dịch vụ kèm theo.

tại Phƣờng Trần Quang Diệu, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức hoạt động

2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ

- Đại lý, mua bán, phân phối các sản phẩm dầu thô, xăng dầu khí đốt, dầu nhờn và các loại hóa dầu.

- Sản xuất, chế biến các sản phẩm xăng dầu, khí đốt, pha chế dầu nhờn, các sản phẩm hóa dầu, gas, chiết nạp gas, tái chế phế phẩm về xăng dầu.

- Xây dựng cảng sông, cảng biển, kho, bãi. - Dịch vụ cảng sông, cảng biển.

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa. - Dịch vụ kho, bãi.

- Kinh doanh vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy đƣờng ống.

- Mua bán các thiệt bị kho chứa, đo, đếm, thiết bị theo dõi, điều khiển, bơm rót xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và phụ tùng.

- Bảo dƣỡng bảo trì thiết bị kho chứa. - Dịch vụ ăn uống nhà nghỉ, khách sạn. - Đào tạo nghiệp vụ xăng dầu.

- Tái chế phế liệu.

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động

Hàng hóa xăng dầu của Chi Nhánh Xăng Dầu Quân đội Khu Vực Tây Nguyên - Công Ty TNHH Một Thành Viên thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội chủ yếu đƣợc nhập từ nguồn chính đó là: xăng dầu đƣợc nhập từ tổng kho của Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội.

Xăng dầu đƣợc lấy từ Hà Nội rồi chuyển thẳng đến các khách hàng, các đại lý, các cửa hàng xăng dầu của Chi nhánh mua buôn kế hoạch theo hợp đồng đã ký kết theo đƣờng bộ.

Sự vận động của hàng hoá qua nhiều công đoạn, quãng đƣờng dài nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh nhƣ tăng chi

phí đầu tƣ thiết bị, phƣơng tiện vận tải, tăng lao động và phát sinh nhiều chi phí nhƣ: vận tải, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Chi nhánh Xăng dầu Quân đội Khu vực Tây Nguyên - Công Ty TNHH MTV thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, tôn trọng pháp luật, thực hiện chế độ thủ trƣởng quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh đƣợc tổ chức gọn nhẹ, tổ chức điều hành tất cả các hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh (Giám đốc Công ty) chịu trách nhiệm quản lý chung Chi nhánh và các phòng ban ở dƣới.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

Giám đốc: Chịu trách nhiệm trƣớc Chi nhánh, Tổng Công ty và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh; Báo cáo lên Tổng Công ty về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; Quản lý và điều

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KHO VẬN

hành công ty theo định hƣớng và mục tiêu do Tổng giám đốc công ty đề ra; Giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động của Chi nhánh; Chỉ đạo các bộ phận hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, khen thƣởng, k luật các chức danh trong Chi nhánh; Tuyển dụng lao động, bố trí sử dụng lao động phù hợp với quy định pháp luật và với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Chi nhánh,…

Phòng Hành chính Nhân sự: Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng; Lập ngân sách nhân sự; Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lƣợc; Xây dựng quy chế lƣơng thƣởng, thực hiện các chế độ cho ngƣời lao động,...

Phòng Kinh doanh: Phụ trách mua hàng cho Chi nhánh; Phát triển thị trƣờng nội địa dựa theo chiến lƣợc Chi nhánh; Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Chi nhánh từ các đơn hàng nhận đƣợc,...

Phòng Kho vận: Quản lý, phân công các công việc cụ thể cho các nhân viên trong bộ phận mình phụ trách; Cùng cán bộ phụ trách triển khai các nội dung công việc liên quan,...

Phòng Kế toán tài chính: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nƣớc về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán...

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Do đặc điểm của Chi nhánh là hoạt động dƣới hình thức Công ty TNHH MTV trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội và là đại lý cấp 1 kinh doanh bán xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu là chủ yếu, địa bàn hoạt động mang tính lƣu động cao và phức tạp do đó để phù hợp với chức năng quản lý của mình, Chi nhánh đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Hàng ngày, kế toán tại các cửa hàng đại lý trực thuộc (đại lý cấp 2) và các đơn vị trƣc thuộc s tiến hành nhận hoặc lập hoá đơn chứng từ. Định kỳ 5 đến 10 ngày kế toán tại các cửa hàng, bộ phận trực thuộc s tập hợp toàn

bộ chứng từ và tiền về phòng kế toán Chi nhánh để ghi sổ và tổng hợp. Toàn Chi nhánh có 7 kế toán, trong đó phòng Kế toán tài chính của Chi nhánh có 4 ngƣời số còn lại là kế toán tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Chi nhánh.

Hình 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

Đồng thời, Chi nhánh hiện đang sử dụng phần mềm quản trị và kế toán PBM – phần mềm kế toán đặc thù của ngành xăng dầu Việt Nam. Phần mềm kế toán này do Tổng Công ty viết và cấp xuống cho công ty vào năm 2003. Phần mềm kế toán này có các phân hệ nghiệp vụ sau:

Kế toán thanh toán Kế toán hàng tồn kho và quỹ Kế toán công nợ Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp

Hình 2.3. Quy trình thực hiện kế toán trên máy

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

2.1.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh xăng dầu và phân cấp quản lý có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động. ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động.

2.1.4.1. Đặc điểm nghành nghề kinh doanh xăng dầu có ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động.

Thứ nhất, ảnh hưởng bởi đặc điểm thị trường xăng dầu ở nước ta:

Hoạt động vận tải xăng dầu, vận tải hàng hóa đƣờng bộ, đƣờng thủy, mua, bán xăng dầu và các loại sản phẩm hóa dầu, vật tƣ thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, gỗ, hàng lâm đặc sản… là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thị trƣờng tiềm năng rất lớn vì nhu cầu về vận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực Tây Nguyên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)