Thực trạng về nội dung phân tích hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực Tây Nguyên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 54 - 72)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠ

2.2.3. Thực trạng về nội dung phân tích hiệu quả hoạt động

2.2.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lƣợng:

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch sản lƣợng giai đoạn 2017- 2020

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng sản lƣợng (lít) 208.309.642 154.281.422 101.845.511 98.341.561 - Xăng dầu nhập khẩu (lít) 140.475.243 107.555.833 85.012.798 85.444.595 - Xăng dầu trong

nƣớc (lít) 67.404.389 46.404.579 16.568.527 12.656.216 - Dầu mỡ nhờn (lít) 430.010 316.010 259.186 240.750 (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Dựa vào bảng số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch sản lƣợng tiêu thụ ở trên, nhân viên phụ trách phân tích tại Chi nhánh đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Về tồng sản lƣợng: Năm 2018 tổng sản lƣợng đạt 154.281.422 lít giảm so với năm 2017 là 54.028.220 (năm 2017 đạt 208.309.642 lít). Năm 2019 tổng sản lƣợng đạt 101.845.511 lít giảm so với năm 2018 là 52.435.911 (năm 2018 đạt 154.281.422 lít), tƣơng ứng với t lệ giảm là 51%, nhƣng đến năm 2020 t lệ này giảm còn 3%, cụ thể là năm 2020 đạt 98.341.561 lít, giảm so với năm 2019 là 3.503.950 lít, tƣơng ứng với t lệ giảm là 3%. Nguyên nhân của việc chênh lệch về tổng sản lƣợng trong qua các năm là do từ năm 2017, kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đang trong đà phát triển và phục hồi dẫn đến sức tiêu thụ tăng mạnh, đồng thời do thông tin cắt giảm sản lƣợng OPEC từ năm 2018 bắt đầu có hiệu lực nên cuối thời điểm năm 2017, lƣợng xăng dầu dự trữ ở các nƣớc tăng vọt làm cho sản lƣợng tiêu thụ trong năm 2017 cũng tăng theo. Đến năm 2018 các nƣớc phƣơng Tây chuyển hƣớng sản xuất năng lƣợng xanh, sạch minh chứng bằng sự cam kết cắt giảm sản lƣợng khai

thác giữa OPEC và các nƣớc ngoài tổ chức OPEC là một trong những nhân tố khiến sản lƣợng tiêu thụ giảm đáng kể từ 2018. Đến năm 2019, Chi nhánh gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các Cửa hàng xăng dầu mới, ngoài ra do sự bùng phát dịch Covid 19 dẫn đên lƣợng tiêu thụ giảm hẳn so với năm 2018. Sang năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chƣa có dấu hiệu phục hồi tốt; mặc dù trong nƣớc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại thời điểm này nhƣng do phong tỏa cục bộ dẫn đến hạn chế di chuyển nên sản lƣợng xăng dầu tiêu thụ vì thế bị ảnh hƣởng giảm sút mạnh. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực vƣợt bậc của các đơn vị thành viên, thực hiện đồng thời mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ Chi nhánh đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn, lƣợng hàng hóa tiêu thụ nhờ đó mà khôi phục đƣợc một phần đáng kể so với năm 2019.

Đồ thị biểu diễn về tình hình thực hiện kế hoạch sản lƣợng giai đoạn 2017- 2020:

Hình 2.4. tình hình thực hiện kế hoạch sản lƣợng giai đoạn 2017- 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu:

Các số liệu, chỉ tiêu liên quan đến doanh thu của Chi nhánh đƣợc thể hiện với các chỉ tiêu liên quan đến tổng doanh thu nhƣ bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu giai đoạn 2017-2020

Năm Tổng doanh thu kế hoạch (đồng) Tổng doanh thu thực hiện (đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với kỳ trƣớc (%) 2017 1.097.321.008.367 1.276.281.807.319 116 159,26 2018 800.230.087.000 830.781.304.946 104 65,09 2019 820.578.330.000 672.272.001.105 82 80,92 2020 611.557.331.987 612.045.331.557 100 91,04

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Qua số liệu trên ta thấy từ năm 2017 đến năm 2020 t suất doanh thu so với kế hoạch lẫn t suất doanh thu so với năm trƣớc có xu hƣớng không đồng nhất. Qua bảng chỉ tiêu phân tích trên, nhân viên phân tích tại Chi nhánh nhận định nhƣ sau:

Năm 2017: Tổng doanh thu là 1.276.281.807.319 đồng đạt 116% so với kế hoạch, đạt 159% so với năm 2016, doanh thu năm 2017 tăng 59% so với năm 2016 và vƣợt 16% so với kế hoạch.

Năm 2017, thị trƣờng xăng dầu thế giới cũng chứng kiến sự phục hồi của giá dầu thô khi OPEC và các quốc gia ngoài tổ chức thực hiện cắt giảm sản lƣợng khai thác khiến cung - cầu trên thị trƣờng tiến xích lại gần nhau và giá bán đƣợc cải thiện hơn. Nếu nhƣ đầu năm 2017, giá bán ở mức chung quanh 40 USD/thùng, cuối năm đã tăng lên hơn 60 USD/thùng, thậm chí có thời điểm lên 64 đến 65 USD/thùng.

Năm 2017, thị trƣờng xăng dầu thế giới cũng chứng kiến sự phục hồi của giá dầu thô khi OPEC và các quốc gia ngoài tổ chức thực hiện cắt giảm sản lƣợng khai thác khiến cung - cầu trên thị trƣờng tiến xích lại gần nhau và giá bán đƣợc cải thiện hơn. Nếu nhƣ đầu năm 2017, giá bán ở mức chung quanh 40 USD/thùng, cuối năm đã tăng lên hơn 60 USD/thùng, thậm chí có thời điểm lên 64 đến 65 USD/thùng.

Nhƣ vậy do sự phục hồi của nên kinh tế và cam kết cắt giảm sản lƣợng OPEC dẫn đến lƣợng tiêu thụ hàng hóa tăng, vì vậy doanh thu bán các mặt hàng xăng dầu tặng mạnh trong năm 2017.

Năm 2018: Tổng doanh thu là 830.781.304.946 đồng đạt 104% so với kế hoạch, nhƣng lại giảm chỉ còn 65% so với năm 2017. Mặc dù, doanh thu giảm nhƣng so với kế hoạch vẫn vƣợt 4%, đó là do:

Quý I, giá xăng dầu trong nƣớc phần lớn đi ngang và giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng.

Đến tháng 10, giá xăng dầu lần lƣợt đạt đỉnh năm, cụ thể vào ngày 6/10, ở mức 22.347 đồng/lít xăng RON 95 và 20.906 đồng/lít xăng E5. Sau đó, giá xăng dầu trong nƣớc đã "quay đầu" đi xuống liên tục trong 5 kỳ điều hành sau đó đến hết năm vào các ngày: 22/10, 6/11, 21/11, 6/12 và 21/12.

Tính chung cả năm 2018, giá xăng trong nƣớc giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, trong khi đó giá dầu tăng 800 - 1.600 đồng/lít, kg tùy loại. Sản phẩm chủ đạo của Chi nhánh là xăng nên điều này có ảnh hƣởng tới doanh thu của Chi nhánh. Ngoài ra năm 2018, nguồn cung xăng dầu nội địa lớn thứ 2 là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vận hành thƣơng mại, việc này giúp nguồn cung xăng dầu trong nƣớc tăng lên, tạo nhiều lợi thế khi cạnh tranh với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu không bị chênh lệch bởi ngoại tệ thanh toán, thời gian và hình thức nhận hàng linh hoạt, chi phí vận chuyển, thủ tục nhập hàng nhanh chóng, và đặc biệt là không phải nộp thuế nhập khẩu trƣớc khi nhận hàng nhƣ hàng nhập khẩu,… Hơn nữa, từ 1/1/2018, Chính phủ bãi bỏ thu điều tiết đối với sản phẩm dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm hóa dầu tiêu dùng trong nƣớc. Các nhà máy lọc dầu trong nƣớc đƣợc tự tính giá thành sản phẩm theo hƣớng thu hút các đầu mối tiêu thụ trong nƣớc để giúp thị phần trong nƣớc của xăng dầu có điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng mạnh. Đây là lí do sản phẩm xăng dầu trong nƣớc giảm giá dẫn đến doanh thu năm 2018 so với 2017 giảm.

hoạch, giảm chỉ còn 81% so với năm 2018. T lệ doanh thu so với kế hoạch và so với năm 2018 sụt mạnh là do các nguyên nhân sau:

Doanh thu giảm chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 6 tháng năm 2019 là 54,9 USD/thùng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018. Dẫn đến giá dầu trong nƣớc giảm.

Mặc dù năm 2019 việc điều hành giá xăng dầu của Chính phủ đã bám sát với thế giới, vận hành theo Nghị định 83/2014/NĐ - CP, do đó cơ chế lãi gộp linh hoạt và lãi gộp duy trì khá ổn định.

Tuy nhiên, thị trƣờng xăng dầu nội địa cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt thị trƣờng ở vùng đầu nguồn, số lƣợng cửa hàng bán lẻ trên địa bàn nhiều đã chia sẻ thị phần. Việc cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành hàng là nguồn xăng dầu không rõ nguồn gốc vẫn tràn lan trên thị trƣờng với mức chiết khấu cao. Trong năm 2019, Tập đoàn Thiên Minh Đức (DKC) đã đƣa Tổng kho xăng dầu đi vào hoạt động và không ngừng đẩy nhanh việc mở rộng mạng lƣới bán hàng trong nƣớc, nhất là khu vực miền Trung và Tây Nguyên, điều này ảnh hƣởng lớn đến thị phần kinh doanh của Chi nhánh.

Năm 2020: Tổng doanh thu là 612.045.331.557 đồng đạt 100% so với kế hoạch, 91% so với năm 2019. Tuy khoảng cách chênh lệch giữa năm 2019-2020 nhỏ hơn khoảng 2018-1019, năm 2020 doanh thu chỉ giảm 8% so với năm 2019. Nhƣ vậy có thể thấy doanh thu đã phục hồi và đạt mức kế hoạch trong năm 2020 mặc dù vẫn chƣa thể quay về nhƣ năm 2018. Đồng thời, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nói chung cũng nhƣ của ngành xăng dầu nói riêng. Do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 cũng nhƣ các yếu tố địa chính trị tại Trung Đông, giá dầu thế giới có diễn biến bất thƣờng, dị biệt, giảm sâu, kéo dài, ngành kinh doanh xăng dầu toàn thế giới gặp khó khăn, thua lỗ, nhiều mỏ dầu, Nhà máy Lọc dầu đóng cửa, hãng khai thác dầu phá sản. Ở trong nƣớc,

bên cạnh ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, năm 2020 cũng chứng kiến thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp và bất thƣờng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gây ảnh hƣởng nặng nề đến doanh thu của Chi nhánh.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giai đoạn 2017-2020

Năm Tổng chi phí kế hoạch (đồng) Tổng chi phí thực hiện (đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với kỳ trƣớc (%) 2017 950.591.226.000 1.272.048.941.508 134 159,43 2018 768.230.087.000 830.783.148.662 108 65,31 2019 800.578.330.000 676.894.968.043 84 81,48 2020 550.465.201.987 611.066.066.953 111 90,27

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, nhân viên phân tích tại Chi nhánh nhận định nhƣ sau:

Mặc dù nhìn chung chi phí thực hiện so với kế hoạch là giảm dần qua các năm nhƣng so với năm trƣớc t lệ chi phí năm sau tăng so với năm trƣớc giảm dần. Năm 2018, tổng chi phí so với kế hoạch tăng 8% nhƣng so với năm trƣớc (năm 2017) lại giảm đến 34,69%. Đến năm 2019, tổng chi phí là 676.894.968.043 đồng đạt 84% so với kế hoạch và giảm so với năm 2018 là 153.888.180.619 đồng tƣơng ứng với t lệ giảm 19% (năm 2018 chi phi là 830.783.148.662 đồng), nhƣng đến năm 2020 chi phí là 611.066.066.953 đồng, giảm so với năm 2019 tƣơng ứng với t lệ giảm là 10% (năm 2019 chi phí là 676.894.968.043 đồng). Nguyên nhân của việc chênh lệch về chi phí giảm dần qua các năm là do năm 2017 quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng, kinh tế phục hồi, cùng với sự tăng vƣợt bực của doanh thu thì yếu tố giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố chiếm chỉ trọng lớn trong tổng chi phí

của chi nhánh cũng tăng vọt, cao hơn năm cũ 62% khiến tổng chi phí tăng 59,43%. Tƣơng tự nhƣ doanh thu, do từ 2018 do xu hƣớng sử dụng năng lƣợng xanh, sạch nên quy mô hoạt động của các DN xăng dầu trong nƣớc nói chung và của Chi nhánh Xăng dầu Khu vực Tây nguyên nói riêng bị thu hẹp, dẫn tới tổng chi phí giảm dần.

2.2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản.

+ Phân tích hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn:

Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tổng doanh thu thuần Đồng 1.276.297.313.267 830.790.664.538 672.278.228.494 612.053.626.410 2. Tổng tài sản ngắn hạn bình quân Đồng 59.089.051.295 50.267.088.374 52.022.520.669 56.081.742.996 3. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (3 = 1/2) Lần 21,6 16,5 12,9 10,9 (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Dựa vào các số liệu tính toán về hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, nhân viên phân tích tại Chi nhánh nhận định: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm từ năm 2017 tới năm 2020, và năm 2017 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân đầu tƣ trong năm s tạo ra 21,6 đồng doanh thu thuần, sang năm 2018 là 16,5 đồng; năm 2019 là 12,9 đồng và năm 2020 là 10,9 đồng doanh thu thuần. Nhƣ vậy, đối với 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân đầu tƣ thì năm 2020 tạo ra ít hơn năm 2019 là 2 đồng doanh thu, năm 2019 tạo ra ít hơn năm 2018 4,6 đồng doanh thu và năm 2018 tạo ít hơn 2017 5,07 đồng doanh thu. Năm 2018 doanh thu thuần trong kỳ giảm 445.506.648.729 đồng (34%) so

với năm 2017, tƣơng tự đối với năm 2019 và 2020, việc giảm doanh thu đáng kể là một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân giảm doanh thu chủ yếu do dịch bệnh và sự dịch chuyển sang năng lƣợng xanh. Ngoài ra, mặc dù t số vòng quay giảm tƣơng ứng với việc giảm hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn điều này có thể lý giải do doanh thu giảm nhƣ ở trên nhƣng qua các năm ta có thể thấy tốc độ giảm của số vòng quay tài sản ngắn hạn ngày càng giảm chứng tỏ DN đã quản lý ngày càng tốt HQHĐ của tài sản ngắn hạn. Tuy vậy, nhƣng nhìn chung do tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn vẫn bị giảm qua các năm.

+ Phân tích hiệu suất sử dụng của tài sản dài hạn:

Bảng 2.6: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng của tài sản dài hạn Chỉ tiêu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tổng doanh thu thuần Đồng 1.276.297.313.267 830.790.664.538 672.278.228.494 612.053.626.410 2. Tổng tài sản dài hạn bình quân Đồng 3.778.145.791 8.491.838.064 14.388.672.731 26.854.882.867 3. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (3 = 1/2) Lần 337,8 97,8 46,7 22,8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Dựa vào các số liệu tính toán về hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, nhân viên phân tích tại Chi nhánh nhận định: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn biến động giảm từ năm 2017 tới năm 2020, cụ thể năm 2017, cứ 1 đồng tài sản dài hạn bình quân đầu tƣ trong năm đã tạo ra 337,8 đồng doanh thu thuần, sang năm 2018 giảm còn 97,8 đồng; năm 2019 giảm tiếp còn 46,7 đồng và đến năm 2020 còn 22,8 đồng doanh thu. Nhƣ vậy, đối với 1 đồng tài sản dài hạn

bình quân đầu tƣ trong năm thì năm 2020 tạo ra ít hơn năm 2019 là 23,9 đồng doanh thu, năm 2019 tạo ra ít hơn năm 2018 là 51,5 đồng doanh thu và năm 2018 tạo ít hơn 2017 đến 240 đồng doanh thu. Ngƣợc lại với xu hƣớng giảm của doanh thu thì tài sản dài hạn có xu hƣớng tăng, điều này làm cho hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn bình quân có xu hƣớng giảm mạnh. Trong các năm từ 2017 đến năm 2018 chủ yếu tài sản dài hạn tập trung vào chi phí trả trƣớc dài hạn. Bắt đầu từ 2019 và đặc biệt đến 2020, để cải thiện tình hình kinh doanh, các quản lý đã bắt đầu đầu tƣ vào tài sản dài hạn, đáng kể năm 2020 tổng giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình và vô hình đạt 27 t , chiếm 77% giá trị tài sản dài hạn. Điều này chƣa từng xảy ra ở các năm trƣớc.

+ Phân tích năng lực hoạt động của tổng tài sản:

Bảng 2.7: Bảng chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của tổng tài sản Chỉ tiêu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tổng doanh thu thuần Đồng 1.276.297.313.267 830.790.664.538 672.278.228.494 612.053.626.410 2. Tổng tài sản bình quân Đồng 62.867.197.085 58.758.926.437 66.411.193.400 82.936.625.862 3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (3 = 1/2) Lần 20 14,1 10,1 7,4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các năm 2017-2020)

Dựa vào các số liệu tính toán về hiệu suất sử dụng tổng tài sản, nhân viên phân tích tại Chi nhánh nhận định: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực Tây Nguyên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)