Khái quát chung về huyện Hoài Ân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính kế hoạch huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH

2.1.1. Khái quát chung về huyện Hoài Ân

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hoài Ân

Hoài Ân là huyện trung du miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh

Bình Định, có diện tích tự nhiên là 744,1 km2

dân số của huyện hơn 94 nghìn ngƣời sinh sống Mật độ dân số 127 ngƣời/km2. Vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão.

Giao thông: Hoài Ân không có quốc lộ chạy qua, phía Bắc có tỉnh lộ ĐT629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, chạy qua địa phận 2 xã Ân Mỹ, Ân Hảo Đông lên tới huyện lỵ An Lão và đi Ba Tơ, Quảng Ngãi; phía Nam có tỉnh lộ ĐT630 nối với quốc lộ 1A tại cầu Dợi, Hoài Đức, Hoài Nhơn, chạy qua thị trấn Tăng Bạt Hổ, xã Ân Đức, Ân Tƣờng Tây, Ân Nghĩa, lên huyện Kbang, Gia Lai nối với tỉnh lộ 637 qua huyện lỵ Vĩnh Thạnh và nối với quốc lộ 19 tại vƣờn Xoài, Tây Thuận, Tây Sơn. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 631 nối với quốc lộ 1A tại Đèo Nhông, Mỹ Trinh, Phù Mỹ chạy qua địa phận xã Ân Tƣờng Đông tới Gò Loi, Tân Thạnh, Ân Tƣờng Tây giáp với tỉnh lộ ĐT630. Trong tƣơng lai gần, theo qui hoạch huyện Hoài Ân có đƣờng bộ cao tốc Bắc - Nam chạy qua địa phận xã Ân Thạnh, thị trấn Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Ân Tƣờng Đông huyện Hoài Ân.

Hoài Ân còn đƣợc biết đến là vùng đất học với những nho sĩ yêu nƣớc đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ: Trần Trọng Vĩ, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tiền,...

Nhân dân Hoài Ân vốn có truyền thống đấu tranh, chống ngoại xâm kiên cƣờng. Ngày nay, huyện Hoài Ân vẫn còn lƣu giữ nhiều sự tích về các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kỳ phong kiến và các phong trào chống thực dân Pháp trƣớc năm 1930. Đặc biệt, trong cuộc tấn công xuân - hè năm 1972, quân và dân Hoài Ân đã phối hợp cùng Sƣ đoàn 3 Sao Vàng Anh hùng nổi dậy tiến công giải phóng Hoài Ân vào ngày 19-4-1972. Ghi nhận những thành tích trên, Đảng và Nhà nƣớc đã tặng cho Đảng bộ và nhân dân Hoài Ân nhiều phần thƣởng cao qúy.

Hoài Ân đƣợc kênh sông Lại Giang nên có nhiều con sông chảy qua, thuận tiện cho việc tƣới tiêu, phát triển kinhtế nông nghiệp. Đất nông nghiệp tƣơng đối bằng phẳng phì nhiêu màu mỡ, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, chủ yếu là đất pha cát, đất thịt nhẹ, thích hợp với việc cấy lúa, trồng màu và chăn nuôi. Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng cao và tạo nên thƣơng hiệu nhƣ: Bƣởi, Bơ, Cam Hoài Ân, Trà Gò Loi,… Các đặc điểm tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hoài Ân. Với các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu là lợi thế để phát triển nông nghiệp, cần nguồn ngân sách tập trung ƣu tiên triển khai các cơ chế chính sách, phát triển các dự án nông nghiệp, phát triển nông thôn, nguồn ngân sách cho công tác thủy lợi, đắp đê, kiên cố hóa kênh mƣơng, kênh tƣới tiêu nội đồng.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

(Nguồn: [7])

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Hoài Ân

Hoài Ân là nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, bân và H’re. Trãi qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, các dân tộc sinh

sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc.

Huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm:1 thị trấn: Tăng Bạt Hổ và 14 xã: Ân Tƣờng Đông, Ân Tƣờng Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn và ĐakMang. Trong đó có 5 xã có ngƣời dân tộc Ba-na, H're sinh sống, đó là BokTới, ĐakMang, Ân Sơn, Ân Tƣờng Đông và Ân Mỹ. Năm 2021 dân số trung bình trên địa bàn huyện ƣớc đạt 87.486 ngƣời. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 53.850 ngƣởi, trong đó đang làm việc trong các ngành nông, lâm thủy sản là 22.030 ngƣời chiếm 40,9%.

Về tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đúng với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXIV: Đẩy mạnh và phát huy lợi thế sản xuất ngành nông nghiệp của địa phƣơng, trong đó: phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp có những chuyển biến tích cực, Hình 2.2 phản ánh cơ cấu kinh tế năm 2021 của huyện Hoài Ân: Chăn nuôi 67%; trồng trọt 31% và dịch vụ 2%.

Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định năm 2021

Về nông nghiệp: Huyện chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, gắnvới chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chú trọng thực hiện đề án cải tạo bộ giống mới có năng suất, chất lƣợng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Huyện tiếp tục hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; quan tâm đầu tƣ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi… Hàng năm, tổ chức thực hiện tốt đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao và phát huy đƣợc lợi thế của địa phƣơng. Duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt nhƣ: cây ăn quả (bƣởi, bơ, cam, chuối...) và cây công nghiệp lâu năm (điều, dừa, chè búp, hồ tiêu, dâu tằm)... đƣợc khẳng định thƣơng hiệu và tiếp tục mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Ngoài ra, đặc biệt phát triển ngành chăn nuôi heo, phát huy thành tích vựa heo lớn nhất của cả tỉnh Bình Định.

Về lâm nghiệp: Ngành lâp nghiệp của huyện phát triển khá mạnh, nhất là khu vực trồng rừng, mà sản phẩm chủ lực là cây nguyên liệu giấy. Huyện tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế rừng, chuyển đổi diện tích đất rừng có điều kiện sang trồng cây keo lai ở các xã Ân Tƣờng Đông, Ân Nghĩa… với diện tích 2.565ha, nâng diện tích rừng trồng đã hình thành rừng đến nay đạt 19.528,1ha.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Huyện có các cụm công nghiệp, cụm làng nghề nhƣ cụm công nghiệpTruông Sỏi, thị trấn Tăng Bạt Hổ, Các công ty,nhà máy công nghiệp từng bƣớc đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động bƣớc đầu đƣa lại hiệu quả đáng ghi nhận. Điển hình là nhà máy may Hoài Ân thuộc Tổng công ty May Nhà Bè, nhà máy chế biến hạt điều Long Vân và Công ty cổ phần gạch ngói hoạt động có hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho trên 2.000 lao động với mức thu nhập khá ổn định. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn từng bƣớc phát triển.Số

cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện có 1.100 cơ sở, doanh thu công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành hàng may mặc, sản xuất gạch, xay xát gạo, cƣa xẻ gỗ, mộc dân dụng vfa khia thác khoáng sản ( đá chẻ)...

Về du lịch: Huyện có các điểm du lịch gắn với di tích lịch sử nhƣ Đền tƣởng niệm Nhà chí sĩ Tăng Bạt Hổ, di tích Lịch sử Núi chéo và chi bộ Vạn Đức – Ân Tín thu hút đƣợc nhiều du khách tham quan, đặc biệt nơi các bộ đội của Sƣ Đoàn 3 Sao Vàng về thăm lại chiến trƣờng xƣa; đây cũng là tiềm năng thế mạnh để huyện nhà tiếp tục kêu gọi hỗ trợ đầu tƣ để hình thành và cũng cố di tích mang giá trị lịch sử cho Hoài Ân nói riêng và đất nƣớc nói chung.

Về giáo dục: Tính đến hết năm 2020, toàn huyện có 45 trƣờng học các cấp, ngoài ra còn có 01 Trung tâm hƣớng nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên và 11 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản chuẩn về đào tạo; cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ; các cuộc vận động và các phong trào thi đua đƣợc tổ chức thực hiện; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đƣợc quan tâm và đầu tƣ mua sắm tƣơng đối đầy đủ, phục vụ kịp thời cho việc dạy và học. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đƣợc duy trì. Trong nhiệm kỳ qua, huyện đã thực hiện sáp nhập 10 trƣờng Tiểu học, huy động các nguồn lực xây dựng 28 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Về y tế: Huyện có 01 Trung tâm y tế và 15Trạm y tế của các xã, thị trấn. Tỷ lệ dân cƣ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh trên 80%, tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giảm xuống còn 8,77%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 102,76%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đặc biệt, thực hiện đảm bảo quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phƣơng.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, huyện Hoài Ân không những thuận lợi về giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá mà còn có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nông – lâm – ngƣ nghiệp. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, chủ yếu vẫn là cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đặc biệt là đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu đã ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực ... nên huyện Hoài Ân vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Bảng 2.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế huyện Hoài Ân giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Tăng trƣởng kinh tế (%) Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Năm 2016 13,28 668,33 Năm 2017 13,35 757,58 Năm 2018 13,55 860,25 Năm 2019 13,44 975,85 Năm 2020 13,42 970,62 Tốc độ tăng bình quân cả

giai đoạn (%/năm) 10,59

(Nguồn: [2])

Giá trị sản xuất duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định, thể hiện qua các năm nhƣ sau: Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 668,33 tỷ đồng, tăng 13,28% so với năm 2015; Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 757,58 tỷ đồng, tăng 13,35% so với năm 2016; Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 860,25 tỷ đồng, tăng 13,55% so với năm 2017; Giá trị sản xuất năm 2019 đạt 975,85 tỷ đồng, tăng 13,44% so với năm 2018; Giá trị sản xuất năm 2020 đạt 970,62 tỷ đồng, giảm 0,54% so vƣới năm 2019.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2020 kinh tế huyện Hoài Ân các năm có sự tăng trƣởng, tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân tăng 10,59%/năm. Tuy nhiên đến năm 2020, do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, dịch tả heo Châu phi đã ảnh hƣởng đến nền KT-XH tại địa phƣơng nên giá trị sản xuất có xu hƣớng giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính kế hoạch huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)