7. Kết cấu của đề tài
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN LẬP DỰ TOÁN VÀ
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức
Với các tồn tại, hạn chế đã phân tích thì chất lƣợng lập dự toán NSNN chƣa cao, công tác kiểm tra quyết toán chƣa đi vào chiều sâu nên còn sai sót...Để nâng cao trình độ chuyên viên theo dõi dõi tham mƣu về công tác trên cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thƣờng xuyên đào tạo bồi dƣỡng, tập huấn cán bộ, chuyên viên theo dõi công tác quản lý NSNN cấp huyện.
- Thực hiện chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ quản lý thu, chi NSNN. Yêu cầu những cán bộ phải có năng lực chuyên môn cao, đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KT-XH cũng nhƣ các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc. Đồng thời có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc đƣợc giao. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,… từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời.
- Tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ CC, VC làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán, UBND các xã, thị trấn để mọi ngƣời hiểu và nhận thức đúng đƣợc yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ thẩm quyền của mình.
- Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, khen thƣởng kịp thời những chuyên viên làm tốt, kiểm điểm nhắc nhở chuyên viên không thực thi nhiệm vụ đúng tiến độ và qui định. Nếu trình độ, năng lực tham mƣu về điều hành quản lý NSNN của cán bộ, chuyên viên, nhận thức của cán bộ về quản lý tài chính và NSNN đƣợc nâng lên. Chất lƣợng lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN đƣợc tốt hơn, chặt chẽ, hiệu quả hơn, đảm bảo đúng theo qui định Luật NSNN và văn bản qui định của cấp trên.
3.2.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền chế độ chính sách và ý thức thi hành Luật ngân sách nhà nước; Luật, pháp lệnh thuế
Đối với chế độ chính sách mới ban hành, nhất là các quy định về chế độ, định mức chi tiêu; các luật, pháp lệnh liên quan đến thu ngân sách phải tập trung tuyên truyền rộng rãi đến đối tƣợng thực hiện và các tầng lớp nhân dân để tăng cƣờng giám sát của cộng đồng dân cƣ đối với việc thực hiện luật pháp. Hình thức tuyên truyền cần thay đổi cho phù hợp, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền đối với việc thực thi pháp luật. Có giải pháp cụ thể, thích hợp để nâng cao nhận thức về chấp hành luật pháp của cán bộ và nhân dân, đó là trang bị tủ sách pháp luật, in tờ rơi tuyên truyền, xây dựng chuyên trang tìm hiểu chính sách trên báo địa phƣơng, tạp chí...
3.2.3.3.Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính
Nâng cấp hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung cho cả Thuế - Kho bạc - Tài chính, xây dựng quy chế về cập nhật, truyền, nhận, khai thác và sử dụng thông tin trao đổi trên mạng máy tính của các ngành. Tăng cƣờng phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành trong hệ thống tài chính địa phƣơng.
3.2.3.4. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp các bộ phận liên quan trong lập dự toán ngân sách nhà nước.
- Đối với các cơ quan trong hệ thống tài chính: Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy thu chi NSNN cấp huyện. Hiện nay, bộ máy tài chính ở cấp huyện có Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế khu vực , Kho bạc Nhà nƣớc nhƣng chỉ có Phòng Tài chính - Kế hoạch trực thuộc chính quyền địa phƣơng cấp huyện, còn lại Chi cục thuế khu vực và Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo ngành dọc và trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy tài chính ở cấp huyện phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phƣơng cần có cơ chế phối hợp, chỉ đạo trong đó cần xác định vai trò nòng cốt, trung tâm của Phòng Tài chính - Kế hoạch trong bộ máy chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác tài chính cấp huyện.
- Đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan: Lập dự toán thu chi ngân sách là công việc liên quan đến các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn; vì vậy phải thƣờng xuyên phối hợp với các phòng ban, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện để nắm chắc sự thay đổi về cơ chế, chính sách, quan điểm chủ trƣơng của ngành, địa phƣơng để lập dự toán thu chi ngân sách nhà nƣớc sát hợp với thực tế. Quá trình này diễn ra thƣờng xuyên trong năm, chứ không chỉ đến khi lập dự toán mới triển khai; nhƣ vậy công việc sẽ chậm trễ và thụ động.
3.2.3.5. Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước
- Tiếp tục áp dụng và hoàn thiện các phần mềm quản lý ngân sách tại các đơn vị, tăng cƣờng tập huấn để các đơn vị có thể sử dụng thành thạo. Từ đó, số liệu đƣợc chính xác và tiết kiệm đƣợc thời gian, nâng cao chất lƣợng các công việc phục vụ công tác thu chi NSNN tại địa phƣơng.
- Phần mềm khai thác báo cáo của Bộ Tài chính có thể kết xuất số liệu từ hệ thống Tabmis. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biểu mẫu chƣa đƣợc hoàn thiện nhằm phục vụ cho công tác quyết toán NSNN tại địa phƣơng. Do đó, cần đề
xuất với cấp trên triển khai hoàn thiện các biểu mẫu của phần mềm này, tạo tiện ích cho ngƣời sử dụng, nâng cao chất lƣợng hoạt động tại địa phƣơng.