Dây thần kinh não bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi (Trang 87 - 90)

Xuất phát từ não bộ gồm 12 đôi, chia ra như sau: 3 đôi thuộc về các giác quan (I, II, VIII).

5 đôi vận động (III, IV, VI, XI, XII). 4 đôi hỗn hợp (V, VII, IX, X).

2.2. giải phẫu hệ thần kinh thực vật (TKTV)

Điều khiển sư hoạt động của cơ quan nội tạng, cơ trơn, mạch máu, các tuyến tham gia thực hiện chức năng dinh dưỡng, hô hấp, tuần hoàn. Gồm 2 hệ:

2.2.1. hệ thần kinh giao cảm (TKGC): Có chức năng dinh dưỡng là chủ yếu bằngcách điều khiển tăng cường hô hấp, tăng hoạt động tim, tăng quá trình oxy hoá. cách điều khiển tăng cường hô hấp, tăng hoạt động tim, tăng quá trình oxy hoá.

Hình 35: Hệ thần kinh giao cảm

2.2.2.Hệ thần kinh phó giao cảm: có chức năng bảo vệ là chủ yếu (giãn mạch, co hẹplỗ con ngươi, giảm co bóp cơ trơn, cơ tim…) lỗ con ngươi, giảm co bóp cơ trơn, cơ tim…)

Hình 36: Hệ thần kinh phó giao cảm

3. Sinh lý hệ thần kinh

3.1. Sinh lý hệ não tuỷ

-Tuỷ sống

Những luồng xung động thần kinh kích thích qua rễ lưng dẫn đến tủy sống sau đó được truyền lên vỏ đại não (qua các bó sợi chất trắng của tủy sống). Sau khi vỏ đại não phân tích, tổng hợp và ra lệnh đáp ứng, luồng xung động đáp ứng được truyền về tủy sống rồi theo sợi thần kinh vận động qua rễ bụng đến các bộ phận đáp ứng.

-Hành tuỷ: có 2 chức năng:

Chức năng dẫn truyền: Do chất trắng đảm nhiệm. Hành tủy dẫn truyền luồng thần kinh cảm giác và vận động. Xung động từ tủy sống lên não hoặc từ não đến tủy sống đều qua hành tủy.

Chức năng hành tủy là trung khu thần kinh: Do chất xám của hành tủy đảm nhiệm.

3.2. Sinh lý hệ TKTV

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối kháng nhau. Nhưng chính sự mâu thuẫn này làm cho hoạt động của các cơ quan mà chúng điều khiển trở

nên cân bằng. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật có tác dụng điều hòa sự hoạt động của mỗi cơ quan ăn khớp với nhau trong công tác chung.

Cụ thể:

+Tim:Hệ giao cảm làm tăng nhịp tim. Hệ phó giao cảm làm giảm nhịp tim.

+ Mạch máu: Hệ giao cảm làm co mạch. Hệ phó giao cảm làm giãn mạch.

+ Ống tiêu hóa: Hệ giao cảm làm giảm nhu động của dạ dày, ruột. Hệ phó giao cảm làm tăng nhu động.

+Tuyến nước bọt: Hệ giao cảm làm giảm sự chế tiết. Hệ đối giao cảm làm tăng sự chế tiết.

+ Mắt:Hệ giao cảm làm giãn đồng tử.

Hệ phó giao cảm làm co hẹp đồng tử.

4.Học thuyết Paplop

Páp- lốp là nhà sinh lý học người Nga đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý học. Đặc biệt ông nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về hoạt động thần kinh cấp cao, trong đó có đại não. Học thuyết của ông đề cao vai trò chủ đạo của hệ thần kinh trong hoạt động sống của động vật.

Hình 37: Ví dụ về phản xạ có điều kiện của Paplop

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)