- Sinh lý hoạt động của tinh trùng
2.1.2. Ống dẫn trứng (Vòi Faplop)
Là phần ống ngoằn ngoèo, kích thước nhỏ, dài. Đầu trên loe ra như hình cái phễu gọi là loa kèn, bao lấy buồng trứng, có nhiệm vụ hứng trứng. Đầu dưới nối với phần đầu sừng tử cung.
Ở lợn, ống dẫn trứng dài 15- 20cm. Ở bò dài 20- 25cm.
2.1.3. Tử cung
Là nơi để cho thai làm tổ và phát triển. Tử cung gia súc là tử cung 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung.
-Vị trí, hình thái
Nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bóng đái và được treo bởi dây chằng rộng hình tam giác, có khả năng co giãn và đàn hồi lớn.
Phía trước 2 sừng tử cung thông với 2 ống dẫn trứng, giữa là thân tử cung hình ống, sau là cổ tử cung thông với âm đạo.
+ Ngựa: 2 sừng ngắn, thân dài, Sừng và thân nối với nhau giống chữ T. Cổ tử cung tạo 1 gấp nếp hình hoa nở lồi về phía âm đạo. Thai làm tổ ở thân tử cung.
- Cấu tạo tử cung
+ Lớp ngoài cùng: Là màng liên kết nối với màng treo tử cung.
+ Lớp giữa: Là lớp cơ trơn gồm 3 lớp: lớp ngoài và trong là cơ dọc, lớp giữa là cơ vòng.
+ Lớp trong: Niêm mạc có màu hồng nhạt, nhầy, có nhiều nếp xếp theo chiều dọc. Ở trâu bò niêm mạc tử cung có những u lồi nhỏ. Ở lợn niêm mạc nhẵn. Lớp niêm mạc có tuyến tiết ra chất nhầy, chất nhờn ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng. Chất nhờn còn có tác dụng cho tinh trùng bơi ngược dòng.
Hình 29: Bộ máy sinh dục ngựa cái
2.1.4. Âm đạo
Âm đao nối tiếp cổ tử cung, có hình ống, niêm mạc màu hồng nhạt và có nhiều nếp gấp chạy theo chiều dọc.
- Cấu tạo âm đạo gồm 3 lớp:
+ Lớp liên kết ở ngoài, dính liền với phần sau thành xoang bụng.
+Lớp cơ trơn ở giữa xếp theo hai chiều: Cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài.
2.1.5. Âm hộ
Là phần sau cùng, nằm ở bên ngoài của cơ quan sinh dục cái. Âm hộ được giới hạn bởi hai mép dầy ở ngoài và chụm lại thành một chóp nhọn ở dưới. Lỗ thoát tiểu nằm ở dưới, sát ranh giới giữa âm đạo và âm hộ.
Trong âm hộ có những tuyến tiết chất nhờn để dễ dàng cho việc giao phối. Phía dưới âm hộ có một bộ phận cảm giác đặc biệt là âm vật.