- Tuyến dưới lưỡi: Nhỏ hơn hai tuyến trên, gồ m2 thuỳ nằm chồng lên nhau ở dưới thân lưỡi.
3. Sinh lý bộ máy tiêu hóa 1 Sinh lý quá trình tiêu hoá
3.1.2. Tiêu hoá ở dạ dày:
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, đồng thời cũng nơi biến đổi thức ăn về hai mặt: Cơ học và hóa học.
- Tiêu hóa cơ học
Thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào và thấm đều vào dịch vị do sự co bóp của cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến. Sau đó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị.
Van này đóng mở có điều kiện chủ yếu do sự thay đổi pH môi trường xung quanh lỗ hạ vị. Cụ thể như sau:
Bình thường van hạ vị hơi hé mở. Khi ăn, một vài giọt HCl do dịch vị tiết ra rơi vào tá tràng làm độ pH giảm kích thích làm đóng van hạ vị. Sau đó dịch ruột, dịch tuỵ, dịch mật đổ vào tá tràng trung hoà lượng axit vừa rơi xuống và làm tăng pH. Nhờ đó van hạ vị lại mở ra. Lúc đó dạ dày co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.
-Tiêu hóa hoá học
Tiêu hóa hóa học là tác động của dịch vị do các tuyến ở dạ dày tiết ra biến thức ăn từ dạng hợp chất phức tạp thành dạng đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thu được.
Dịch vị là một chất lỏng trong suốt có phản ứng axit. Dịch vị có 99,5% là nước, 0,5% là vật chất khô gồm:
• HCl.
• Muối khoáng: NaCl, KCl, CaCl2, Ca3(PO4)2… Chất nhầy muxin.
• Men pepxin (dưới dạng pepxinogen), lipaza, men ngưng kết sữa kimozin.
+Tác dụng của dịch vị
Pepxin: thủy phân protit thành các chuỗi polipeptit. Trước đó phải nhờ HCl biến pepxinogen thành pepxin.
Men ngưng kết sữa (kimozin):
Chỉ có ở thú non, có tác dụng ngưng kết sữa cùng với ion Ca++ có sẵn trong sữa. Phần sữa lỏng xuống ruột non trước, phần đặc được tiêu hóa như protit khác.
HCl: Không phải men tiêu hóa nhưng có vai trò quan trọng:
* Kích động, xúc tác biến pepxinogen thành pepxin * Giúp cho quá trình đóng mở van hạ vị (vì pH toan) * Giúp sự bài tiết dịch tụy và dịch ruột.
* Tiêu diệt vi trùng có lẫn trong thức ăn.
-Kết quả tiêu hoá ở dạ dày
Sau khi chịu tác động cơ học và hóa học, thức ăn biến thành chất lỏng gọi là nhũ trấp.
Nhũ trấp gồm:
* Nước, muối khoáng, vitamin.
* Gluxit: Maltoza và các gluxit chưa được tiêu hóa. * Lipit: Glyxerin, axit béo và lipit chưa tiêu hóa. * Protit: Polypeptit và các protit chưa tiêu hóa.
Nhờ vậy sự tiêu hóa ở dạ dày chưa hoàn toàn vì thức ăn chưa đươc ̣phân giải hết, nó còn tiếp tục được tiêu hóa ở ruột non.