- Nguồn gốc, sự thành lập
2. Sinh lý quá trình tiết niệu 1 Đặc tính lý hóa của nước tiểu
2.1. Đặc tính lý hóa của nước tiểu
2.1.1. Tính chất lý học:
Màu sắc: Thay đổi từ không màu, vàng nhạt đến vàng sẫm. Sự thay đổi này phụ thuộc vào sắc tố trong nước tiểu. Sau khi ra ngoài không khí nước tiểu thường có màu sẫm hơn do các sắc tố dần dần bị oxy hóa.
Tỷ trọng (d): Nước tiểu động vật ăn cỏ có tỷ trọng cao hơn ở động vật ăn tạp và ăn thịt.
Bảng 6.1: Tỷ trọng và lượng nước tiểu của 1 số loài gia súc
Loài gia súc Tỷ trọng trung bình Lượng nước tiểu (lít/24h)
Ngựa 1.040 5-10
Phản ứng: Phản ứng của nước tiểu chủ yếu do thức ăn quyết định. Ở gia súc ăn cỏ thường có phản ứng kiềm (Ngựa pH = 7,1 – 8,7). Nước tiểu gia súc ăn thịt có phản ứng axit (pH = 5,7). Loài ăn tạp khi kiềm, khi axit. Khi còn bú sữa, nước tiểu có phản ứng axit kể cả loài ăn cỏ và ăn tạp.
2.1.2.Thành phần hoá học
+ Gồm 95% nước.
+ 2% muối khoáng chủ yếu là NaCl, KCl, CaCl2…
+ 3% chất hữu cơ: Urê, axit uric, urat, creatinin, axit hypuric, sắc tố, vitamin, kích tố,… Trong chất hữu cơ thì urê có hàm lượng cao nhất chiếm đến 80% tổng số chất hữu cơ.
Urê:là sản phẩm thừa từ thức ăn protit sinh ra.
Axit uric và muối uratdo sự biến đổi của các nucleoprotein ở nhân tế bào sinh ra.
Creatinin: Do sự thoái hóa protit ở tế bào. Axit hypuric: Do ống sinh niệu sinh ra.
Sắc tố:Màu vàng của nước tiểu do urochrom biến đổi ra là một protit có lưu huỳnh và urobilin do sắc tố mật biến thành.
Ngoài ra, còn một số thuốc hoặc một số chất khác từ thức ăn gia súc ăn vào cũng được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Một số chất như hormone cũng có trong nước tiểu.
2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến thành phần, tính chất, lượng nước tiểu:
+ Thần kinh:Thận không có dây thần kinh điều khiển sự thành lập nước tiểu mà chỉ có tác dụng của dây thần kinh làm co mạch hay giãn mạch để thay đổi huyết áp.
Huyết áp tăng, lượng nước tiểu thành lập nhiều. Huyết áp giảm, lượng nước tiểu thành lập ít.
+ Kích thích tố:
Thùy sau tuyến yên tiết ra vazoprexin làm giảm lượng nước tiểu bằng cách kích thích khả năng tái hấp thu nước của ống sinh niệu.
Tuyến thượng thận tiết kích thích tố làm tăng cường sự tái hấp thu nước, hấp thu Na, ức chế hấp thu K.
Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố ức chế tái hấp thu nước làm tăng lượng nước tiểu lên.
+ Uống nhiều nước, lượng nước tiểu tăng.
+ Mùa lạnh lượng nước tiểu nhiều hơn mùa nóng.
+ Hóa chất: Một số hóa chất hóa học có tác dụng lợi tiểu như dighitanlin, cafein (là những chất trợ tim, tăng huyết áp).
- Sự thải nước tiểu:
Nước tiểu liên tục từ thận đổ vào bọng đái. Cơ vòng cổ bọng đái luôn co thắt, không mở giữ cho nước tiểu ngày càng nhiều. Khi đạt một lượng nước tiểu nhất định thì kích thích vào cơ vòng bọng đái, con vật có phản xạ mót đi tiểu (trong phản xạ này có sự phân tích của vỏ đại não). Các cơ ở bọng đái co bóp từng đợt, cơ vòng mở ra và nước tiểu theo ống thoát tiểu ra ngoài.