+ Biến đổi về cấu tạo:
Thời kỳ đầu thai còn bé nên bụng chưa to.
Thời kỳ sau bụng lớn. Bầu vú nẩy nở, núm vú phát triển, gần ngày đẻ núm vú thâm lại. Tuyến sữa phát triển.
Hình 31: Ngựa mang thai ở giai đoạn cuối
+ Biến đổi về sinh lý:
Khi có thai chu kỳ động dục ngừng lại. Tế bào trứng ngừng lớn lên và không có sự rụng trứng tiếp theo vì bị hormone progesteron ức chế.
Trao đổi chất của con mẹ tăng, sự đồng hóa tăng, dị hóa giảm.
Tuyến sữa phát triển mạnh do tác động của 2 loại hormone oestrogen và progesteron.
Máu trong mạch máu chi sau khó lưu thông do sự chèn ép của tử cung. Hô hấp của con mẹ tăng nhanh và yếu. Phương thức hô hấp sườn là chính.
Cơ quan tiêu hóa, bài tiết bị tử cung chèn ép nên ăn được ít, uống ít, lại tiêu tiểu nhiều lần vì thế cần lưu ý chăm sóc tốt con mẹ thời kỳ mang thai.
Bảng 7.8 Thời gian mang thai của một số loài gia súc
Loài gia súc Thời gian mang thai Biến động Ghi chú
Ngựa 330 310-350 11 tháng ±30 ngày Bò 282 240-310 9 tháng 10 ngày Trâu 310 300-327 10 tháng 10 ngày Lợn 115 110-140 3 tháng 3tuần 3 ngày Thỏ 30 28-32 1 tháng Dê 150 148-154 5 tháng 2.2.6. Sinh lý đẻ - Khái niệm
Đẻ là một quá trình sinh lý đưa thai đã thành thục từ đường sinh dục con mẹ ra ngoài. (Phân biệt với đẻ non, sảy thai hoặc đẻ mổ không thuộc khái niệm này).
- Các triệu chứng trước khi đẻ
+ Ở ngựa 2 bầu vú căng mọng, sa xuống, 2 núm vú căng tròn, cứng, vểnh ra 2 bên. Có trường hợp còn có sữa non đục chảy ra. Âm hộ rớm máu, 2 mép âm hộ sưng, trễ xuống có niêm dịch dính, nhờn chảy ra. Bụng cứng, sa xuống có hiện tượng sụt mông (2 hõm hông gần đuôi trũng hẳn xuống).
- Các giai đoạn của quá trình đẻ
Cuối thời kỳ có thai, nhau thai hoạt động giảm, lượng hormone progesteron giảm đi, lượng hormone oestrogen tăng lên. Sự thay đổi đó đã kích thích thùy sau tuyến yên tiết oxytoxin làm co cơ tử cung gây ra hiện tượng đẻ.
Quá trình được chia làm nhiều giai đoạn:
+ Mở cổ tử cung: Cổ tử cung mở từ hẹp đến mở lớn, xóa bỏ ranh giới cổ và thân tử cung, thông với âm đạo
+ Vỡ ối: Bọc nước ối vỡ, nước ối chảy ra ngoài. Nước ối nhờn có tác dụng bôi trơn âm đạo tạo thuận lợi cho con con ra ngoài được dễ dàng. Có thể có con đẻ cả bọc ối, khi ấy cần phải bấm màng ối.
+ Ra thai: Cơ tử cung co thắt song song với động tác rặn của con mẹ để đẩy thai ra ngoài.
+ Ra nhau: Sau khi thai ra hết, cơ tử cung và bụng vẫn co thắt lại từng hồi để đẩy nhau thai ra. Ở lợn nếu từ 4- 6 giờ và trâu bò từ 6- 12 giờ sau khi thai ra mà nhau không ra thì được coi là sót nhau. Sót nhau có thể sẽ làm tử cung bị viêm.
+ Bài tiết sản dịch: Sau khi nhau ra, tử cung tiếp tuc co bóp bài tiết sản dịch ra trong vòng 3- 4 ngày. Sản dịch trong, nhầy có thể hơi hồng. Sau đẻ 7- 10 ngày là tử cung hồi phục hoàn toàn.
-Thời gian đẻ của một số loài gia súc
+ Ngựa: Từ 1-2 giờ, sau khi đẻ 30 phút nhau thai sẽ ra.
+ Bò: Từ 20 phút đến 3- 4 giờ. Đôi khi đến 6 giờ. Đáy xương chậu của bò hơi cao về phía sau, khi bò đẻ có thể phụ đỡ hơi nâng bê con lên.
+ Lợn đẻ trung bình 5- 30 phút đươc một con, hết cả ổ từ 2- 6 giờ. Đáy xương chậu của lợn phẳng, lợn con ra tương đối dễ dàng.
+ Dê đẻ trung bình 30 phút được 01 con, cả ổ khoảng 1-2 giờ.
Hình 32: Ngựa đẻ
2.2.7. Sinh lý tiết sữa