Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải vào động mạch phổi, lên phổi để thải khí CO2
nhận khí O2 (thông qua sự trao đổi khí ở phổi) trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
Hình 22: Vòng tuần hoàn lớn, nhỏ trong cơ thể
2.4.2. Tuần hoàn động mạch
- Vận tốc máu: máu được lưu thông trong động mạch nhờ sự co bóp của tim và sức đàn hồi của thành mạch để đấy máu đi. Vận tốc máu ở động mạch lớn từ 30-40cm/s, ở động mạch nhỏ 15-20cm/s.
- Huyết áp động mạch: là áp lực của máu tác động vào động mạch khi máu cháy trong động mạch, huyết áp động mạch được sinh ra do 2 nguyên nhân: sức đẩy của tim và sức ép ngược lại của thành động mạch. Vì vậy càng xa tim huyết áp càng thấp.
+ Huyết áp tối đa: khi tâm thất co tống 1 lượng máu vào động mạch dẫn tới lượng máu chảy trong các động mạch lớn tạo ra áp lực lớn nhất vào thành động mạch gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu.
+ Huyết áp tối thiểu: Khi tâm thất giãn, lượng máu chảy trong các mạch máu giảm dẫn tới áp lực vào thành động mạch giảm nhỏ nhất gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương.
- Huyết áp của 1 số loài động vật
Loài động vật Vị trí đo Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu
Bò Động mạch đuôi 110-120 50-65
Dê, cừu Động mạch đùi 110-120 50-65
Chó Động mạch đùi 120-140 30-40
-Mạch: Khi tim đập (co giãn) dồn máu từng đợt vào động mạch gây chấn động thành mạch làm động mạch cũng co vào giãn ra nhịp nhàng đồng bộ với nhịp đập của tim. Nếu không có dụng cụ nghe tim, bắt mạch ta cũng có thể biết được nhịp đập của tim.
2.4.3. Tuần hoàn động mạch
Vị trí bắt mạch của 1 số loài gia súc - Ngựa: động mạch mặt (gốc hàm).
- Bò: động mạch mặt hoặc động mạch đuôi. - Chó: động mạch khoeo chân
2.4.4 Tuần hoàn trong tĩnh mạch
Máu lưu thông được trong tĩnh mạch là nhờ nguyên nhân sau: -Do tim giãn ra tạo sức hút máu từ các cơ quan đổ về tim.
-Do áp lực âm trong xoang màng ngực, sự giãn nở của lồng ngực. -Sự co thắt của cơ hoành.
-Sự giãn của cơ vân đè vào tĩnh mạch
Vận tốc máu trong tĩnh mạch rất nhỏ, chỉ bằng ½ vận tốc máu trong động mạch.
2.4.5. Tuần hoàn máu trong mao mạch
Vách mao mạch rất mỏng nhưng có khả năng co giãn nên điều tiết được lượng máu đi vào nuôi dưỡng cơ quan, mô bào. Vận tốc trong mao mạch rất nhỏ chỉ khoảng 1mm/s. Vì thế mao mạch là nơi trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí Oxi và cacbonic giữa máu và mô, tế bào.
3. Cơ quan tạo máu
Tủy đỏ xương
Tủy đỏ xương có trong các ruột xương dài và trong hốc xương xốp các xương ngắn. Trong tủy đỏ chứa nhiều mao quản. Tại đây hồng cầu và bạch cầu có hạt liên tục được sinh ra.
Khi gia súc trưởng thành, tủy đỏ một phần biến dần thành tủy vàng. Tủy vàng là cơ quan tạo máu dự trữ. Trong một số bệnh cũng như khi gia súc bị mất máu nhiều, tủy vàng biến thành tủy đỏ để tham gia tạo hồng cầu, bạch cầu
Lá lách
Lách lợn nằm bên trái dạ dày, một đầu nằm ở đầu trên của ba xương sườn cuối, đầu kia nằm trên thành bụng dưới.
Lách ngựa ở phía trái bụng tiếp xúc với đường cong lớn của dạ dày. Lách nằm ở vùng giữa bụng, cạnh trước có thận trái, cạnh sau song song với vòng cung sụn sườn. Lách ngựa nặng 0.5-1.5kg.
Lách là cơ quan lọc máu quan trọng. Nó tiêu hủy hồng cầu già, giải phóng chất sắt. Chất sắt này được sử dụng một phần tạo thành hồng cầu mới trong tủy xương.
Lách còn là cơ quan dự trữ máu, điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lách tạo ra lâm
ba cầu và bạch cầu đơn nhân.
Hình 23: Lách ngựa
4. Hệ bạch huyết
4.1. Mạch bạch huyết(mạch lâm ba)