Tiêu hoá ở ruột non

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi (Trang 32 - 35)

- Tuyến dưới lưỡi: Nhỏ hơn hai tuyến trên, gồ m2 thuỳ nằm chồng lên nhau ở dưới thân lưỡi.

3. Sinh lý bộ máy tiêu hóa 1 Sinh lý quá trình tiêu hoá

3.1.3. Tiêu hoá ở ruột non

- Tiêu hoá cơ học: Vách ruột non được cấu tạo bởi cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài. Sự co rút của 2 lớp cơ này tạo nên kiểu vận động hình sin gọi là nhu động giống như sóng lan truyền trên mặt nước. Nhu động làm thức ăn nhỏ ra, trộn đều với dịch ruột, dịch tuỵ, dịch mật và đi dẫn suốt chiều dài của ruột từ trước ra sau.

-Tiêu hoá hoá học:

Nhũ trấp được tác động bởi các men có trong dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến thành dưỡng trấp.

+Dịch tuỵ

Thành phần và tính chất của dịch tụy:

Dịch tụy không màu, có phản ứng kiềm (lợn pH=7,7- 7,9; ở bò pH=8,0). Dịch tụy gồm: 90% là nước và 10% vật chất khô gồm:

Chất hữu cơ: Gồm các men tripxin, kimotrypsin, polypeptidaza, amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, lipaza.

Tác dụng tiêu hóa của men dịch tụy Men tiêu hóa protit:

+ Tripxin: Là men tiêu hóa protit mạnh và chủ yếu của dịch tụy, khi mới tiết ra nó ở dạng không hoạt động là tripxinogen. Nó được hoạt hóa bởi men enterokinaza do dịch ruột tiết ra thành men tripxin hoạt động.

Men tiêu hóa protit:

+Men kimotrypsin:

Có tác dụng như tripxin nhưng yếu hơn. Khi mới tiết ra nó ở dạng kimotrysinogen không hoạt động, nhờ sự hoạt hóa của tripxin nó trở thành kimotripsin hoạt động.

*Men tiêu hóa glucid *Men tiêu hoá Lipid

- Tiêu hoá hoá học

Tác dụng tiêu hóa của men dịch mật * Thành phần, tính chất của dịch mật:

Mật không ngừng được sinh ra ở gan và được dữ trữ trong túi mật, chỉ khi cần thiết tiêu hóa mật mới được đổ vào tá tràng (5- 10 phút trước khi ăn). Ở loài ngựa không có túi chứa mật nên dịch mật theo ống dẫn đổ trực tiếp vào tá tràng.

Dịch mật là một chất lỏng, nhầy, vị đắng, có màu xanh thẫm đối với gia súc ăn cỏ, có màu vàng xanh đối với gia súc ăn thịt. Dịch mật có pH = 7,5 – 8,6. Trong dịch mật chứa 97,5% là nước. 2,5% vật chất khô gồm có: chất nhầy muxin, các muối mật (glyconatnatri, glycocholate natri), các sắc tố mật (bilirubin, biliverdin).

*Tác dụng của dịch mật:

Dịch mật tuy không có men tiêu hóa nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa vì:

+ Kích thích nhu động ruột.

+ Trung hòa tính axit trong thức ăn từ dạ dày đi xuống.

+ Cắt mỡ thành những hạt nhỏ,để men lipaza tác động có hiệu quả. + Làm tăng tác dụng của enzyme tiêu hoá: lipaza, amilaza, proteaza

+ Chống lên men thối.

+ Giúp sự hấp thu các vitamin A, D, E, K. Nếu thiếu mật chỉ có 30% lipit được tiêu hóa.

Lượng mật tiết ra trong 1 ngày đêm ở gia súc như sau: Ngựa: 6-7.8 lít; Bò: 0.7-9.5 lit; lợn: 2.4-3.8 lít.

Tác dụng tiêu hóa của men dịch ruột

*Thành phần, tính chất của dịch ruột:

Dịch ruột do 2 loại tuyến ở niêm mạc ruột non tiết ra là: Tuyến liaberkun có trên toàn bộ ruột non và tuyến brunner chỉ có ở phần tá tràng.

Dịch ruột là chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt, pH = 8,2 – 8,7.

Dịch ruột chứa 98% nước. 2% vật chất khô gồm có: Muối khoáng, chất nhầy muxin, các men tiêu hoá: amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, polypeptidaza, dipeptidaza, lipaza, enterokinaza.

Ngoài ra còn có một số men khác tác dụng trên sự hấp thu nằm trong niêm mạc ruột không tiết ra ngoài (như men photphotaza, nucleaza, proteaza).

*Men tiêu hóa glucid

Gồm các enzyme giống và tham gia phân giải như trong dịch tuỵ: Maltaza, Lactaza, Sacaraza

*Men tiêu hoá Lipid

*Các enzyme tiêu hoá Protein và axit Nucleic

*Tác dụng của chất nhầy muxin:

Chất nhầy muxin luôn được tiết ra trên toàn bộ niêm mạc dạ dày, ruột non, có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị tác dụng của men tiêu hoá, đặc biệt là men tiêu hóa protit.

* Kết quả tiêu hoá ở ruột non

Nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non được biến đổi cơ học và hóa học biến thành dưỡng chấp gồm:

Nước, muối khoáng, vitamin.

Gluxit: Glucoza, galactoza, fructoza.

Protit: Axit amin.

Những chất này sẵn sàng hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu đi nuôi cơ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)