Vì sao lựa chọn giải pháp này?
Do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Công ty luôn phải có dự trữ nguyên vật liệu trong kho lớn, chủ yếu là thép công nghiệp. Mặt hàng này chịu ảnh hưởng biến động giá cả thị trường lớn trong kỳ kế toán. Ngoài ra thép công nghiệp cũng dễ bị hư hại, thay đổi phẩm chất do những điều kiện khách quan như thời tiết, sự cố kỹ thuật… vì vậy việc dự phòng giảm giá là rất cần thiết. Công ty nên triển khai việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản
ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Nội dung của giải pháp.
Sơ đồ 3.1. Hạch toán dự phòng giảm giá HTK
TK 159 TK 632
Công ty sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá HTK”. Kế toán thực hiện ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó, trên báo cáo tài chính trình bày thông quan 2 chỉ tiêu:
- Trị giá vốn thực tế NVL
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá)
Giá trị thuần =
Giá bán ước tính của hàng tồn kho (trong ĐK SXKD bình thường) - Chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm - Chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ
Định kỳ (quý, năm), DN lập ra ban thẩm định mức giảm giá NVL. Đó là mức chênh lệch giữa giá ghi sổ của NVL cao hơn giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo. Trên cơ sở đó tính ra mức dự phòng cần lập.
Lập dự phòng giảm giá HTK
(Nếu số phải lập cuối kỳ KT năm nay > số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
(Nếu số phải lập cuối kỳ KT năm nay < số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
Điều kiện áp dụng giải pháp.
Giải pháp trên không tốn kém nhiều về mặt chi phí, nhưng Công ty cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh và nhân viên kế toán thực hiện công tác hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và thẩm định mức giảm giá nguyên vật liệu.