1. Giải pháp xây đá hộc:
* Thi công xây phần móng đá hộc.
- Sau khi làm mặt bằng hố móng xong tiến hành nghiệm thu hố móng rồi xây móng đá hộc. + Định vị vị trí xây móng đá.
+ Tưới nước làm ẩm nền đất.
+ Đổ 1 lớp hồ trên nền đất móng sau đó xếp đá hộc theo khuôn móng đã định sẵng.
+ Móng đá được xây theo kiểu 1 lớp đá xong 1 lớp hồ và chèn đá nhỏ vào những khoảng rỗng. Công tác xây bằng thủ công, trộn vữa bằng máy trộn.
+ Khi khối xây cứng phải tưới nước bảo dưỡng thường xuyên. * Thi công xây đá hộc phần tường đá hộc.
+ Xây phần tường được thưc hiện ngay sau khi hoàn thành công tác xây phần móng, tường đá hộc được xây theo kiểu 1 lớp đá xong 1 lớp hồ và chèn đá nhỏ và những khoảng rỗng, công tác xây thực hiện bằng thủ công, trộn vữa bằng máy trộn.
Khi khối xây cứng phải tưới nước bảo dưỡng thường xuyên. 2. Giải pháp xây gạch:
Gạch bê tông không nung được sản xuất theo công hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chỉ tiêu cơ bản của gạch không nung theo TCVN6477 – 2011.
- Cân đong, trộn vữa:
+ Để đảm bảo tỷ lệ cấp phối vữa được chính xác, nhà thầu dùng thùng đong cát bằng gỗ có thể tích ứng với thể tích của một mẻ trộn 50 kg xi măng.
+ Vữa xây được trộn bằng máy 250 lít vữa trộn đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đỏ - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tiêu chuẩn ngành 14 TCN 80-2002.
- Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp. + Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 2 mm -3 mm.
+ Xây gạch một cách cẩn thận và đặt thẳng các hàng gạch vào vữa với các mạch dọc và ngang được trám chắc chắn khi tiến hành công việc. Không sử dụng gạch vỡ trừ khi đó là viên kết thúc. Các góc vuông, các góc tường, dầm cửa được xây thẳng.
+ Khi xây các bức tường không chịu lực trong khung bê tông ta dùng gạch block lỗ không thủng (lỗ côn), xây úp mặt lỗ xuống mặt bít được đưa nên trên để rải vữa cho đợt xây thứ 2, cách xây đối với gạch block này như xây gạch đỏ bình thường.
+ Khi xây các bức tường có cốt thép, ta dùng gạch block lỗ thủng trong có đặt cốt thép và bơm bê tông vào trong thay thế cột chịu lực. bức tường được cứng vững như có cột chịu lực mà thi công nhanh, tiết kiệm chi phí.
+ Nên dùng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà. Hiện tại có một số nhóm gạch phổ biến: cao 130mm, cao 150mm, cao 190mm và cao 200mm.
+ Tại điểm giao nối giữa tường gạch block và cột bê tông, nên đặt thêm các lưới thép để tăng tính liên kết và trung bình từ 500 đến 600 mm tùy theo chiều cao của các hàng gạch, gắn râu thép (khoan lỗ vào cột bê tông) để nối tường và cột (giống như quy cách xây gạch đất sét nung).
+ Tại các vị trí sẽ lắp khung cửa, nên xây chèn gạch đặc để việc liên kết khung cửa vào khối xây được bền chắc hơn.