Phòng cháy, chữa cháy: 1 An toàn cháy nổ:

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 59 - 61)

1. An toàn cháy nổ:

a. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng:

- TCVN 2622-1995 Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ

- TCVN 6160-1996 Phòng cháy chữa cháy, nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế

- TCVN 5760-1993 Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng - TCVN 5738-2001 Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật.

- Tất cả CBCNV lao động và làm việc trên công trình đều phải được học tập về qui định an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

b. Nội quy phòng cháy chữa cháy:

- Quản lý chặt chẽ sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Có người quản lý, hoạt động và có phương án phòng cháy, chữa cháy độc lập để thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

+ Có quy định về nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy. + Có các biện pháp về phòng cháy.

+ Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở. + Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.

+ Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. + Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

- Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chổ trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

- Tất cả cán bộ công nhân viên phải đề cao ý thức PCCC và thực hiện nghiêm túc các quy định sau đây:

(1). Chấp hành các quy chế, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện, không để xảy ra chập, chạm gây cháy. Không tự ý móc nối điện để dung trong quá trình sử dụng các dây dẫn , phích cắm. Nếu cần sử dụng điện phục vụ cho thi công thì phải liên lạc với ban chỉ huy công trường hoặc tổ chuyên trách về điện.

(2). Tuyệt đối cấm đun nấu bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá, đun nấu trong khu vực thi công.

(3). Nguyên vật liệu dễ cháy phải được quản lý cẩn thận, phân cấp trách nhiệm rõ ràng (4). Ban chỉ huy PCCC công trường phải thường xuyên kiểm tra an toàn, kiểm tra các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị.

(5). Khi xảy ra cháy nổ mọi người phải dũng cảm nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài sản. Có ý thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân cháy. (6). Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ được khen thưởng, nếu để xảy ra cháy sẽ phải chịu tránh nhiệm ttrước pháp luật.

c. Các giải pháp, biện pháp, trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ:

- Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Nhà thầu và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường do mình phụ trách.

- Thành lập đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công. Lực lượng này được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC.

- Trước khi thi công, ban chỉ huy công trường và đại diện công ty có kế hoạch làm việc với chủ đầu tư để triển khai công tác bảo vệ vật tư, thiết bị và công tác an toàn cháy nổ.

Mọi cán bộ, công nhân khi vào công trường cần tuân thủ các quy định cơ bản sau: + Không được mang chất dễ cháy, cháy nổ vào công trường.

+ Khôngđược châm lửa hoặc hút thuốc ở khu vực có biển cấm lửa.

+ Việc sử dụng các thiết bị, máy thi công dùng điện phải theo đúng các quy định về an toàn điện. Từng khu vực phải có cầu giao riêng, khi nghỉ hoặc lúc ra về phải ngắt cầu dao.

+ Các loại vật tư dễ cháy để riêng, sắp xếp theo đúng quy định. Thủ kho phải thường xuyên nhắc nhở mọi người khi vào xuất nhập tại khu vực này.

+ Mọi cán bộ, công nhân trong khu vực công trường phải luôn nêu cao ý thức phòng cháy, nếu phát hiện chaý phải báo động kịp thời cho mọi người biết, đồng thời sử dụng các phương tiện hiện có để chữa cháy và báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

+ Không được sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị vào các mục đích khác. + Bố trí bể nước dùng cho chữa cháy, đồng thời bố trí các thùng phuy 100 lít đựng cát khô. + Trang bị các bình ôxi trên công trường.

+ Thành lập ban chỉ huy và thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ định kỳ về công tác phòng cháy, chữa cháy.

+ Cán bộ công nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Ai vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Tổ chức bộ máy quản lý hệ thống phòng chống cháy nổ:

- Đường giao thông: Đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy và xe cứu thương ra vào khi xảy ra sự cố.

- Nguồn nước cứu hoả: Được cung cấp bởi các bể chứa, giếng khoan và xe chở nước của các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Để chủ động trong công tác PCCC, ban chỉ huy công trường đề ra một số phương án và nguyên tắc chữa cháy cơ bản như sau:

+ Gọi điện thoại báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

+ Cắt điện khu vực xảy ra cháy, tổ chức trinh sát nắm tình hình diễn biến của đám cháy, tổ chức cứu người bị nạn, triển khai công tác bảo vệ các hku vực trọng điểm, không cho kẻ gian lợi dụng sơ hở để trộm cắp tài sản.

+ Tổ chức chữa cháy, cứu và bảo vệ tài sản, tạo khoảng cách ngăn không cho cháy lan sang các khu vực khác.

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 59 - 61)