1. Quản lý chất lượng vật tư, vật liệu đầu vào:
Quy trình cung ứng tiếp nhận sử dụng vật tư tại công trường phải tuân thủ việc kiểm tra khép kín.
a/ Nhân lực:
- Nhà thầu bố trí một số cán bộ kỹ thuật làm công tác kiểm tra chất lượng kỹ thuật hiện trường (KCS) có trách nhiệm kiểm tra các phần việc đang thi công, thấy đạt yêu cầu kỹ thuật cho phép mới được thi công các phần tiếp theo,..,
- Kiểm tra việc sử dụng vật tư có đúng chủng loại phẩm cấp hay không.
- Khối lượng cát, đá, xi măng,…, cho một khối trộn có đúng cấp phối hay không
- Trong quá trình thi công nhà thầu luôn tuân thủ lấy mẫu thử nghiệm hiện trường; mẫu bê tông; mẫu đất đắp,…, theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và quy định của quy phạm, để có thể điều chỉnh ngay được khuyết điểm đảm bảo cho công trình đạt chất lượng cao.
- Sau khi thi công xong một phần việc, phần việc đó phải được nghiệm thu bao gồm các thành phần: Cán bộ thi công, cán bộ KCS, giám sát kỹ thuật A và tư vấn thiết kế bằng các dụng cụ kiểm tra. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật các thành phần trên lập biên bản nghiệm thu sau đó mới thi công các phần việc tiếp theo.
b/ Vật tư, vật liệu xây dựng:
- Tất cả vật liệu phải qua kiểm tra, lấy mẫu, thí nghiệm, thử lại, và loại bỏ tại bất kỳ thời điểm nào trước khi thi công và nghiệm thu Công trình.
- Tất cả các vật liệu như xi măng, sắt thép, cát, đá, .., dùng cho công trình nhà thầu xin cam kết dùng đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu chất lượng, quy phạm. Các vật tư có hoá đơn nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, có đầy đủ chứng chỉ chất lượng.
- Cung cấp đầy đủ vật tư theo tiến độ đề ra.
- Để đảm bảo chất lượng công trình các vật tư đưa đến công trường đều được kiểm nghiệm và được Chủ đầu tư cho phép.
- Những vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ không được đưa vào để thi công công trình.
c/ Thiết bị máy móc:
- Thiết bị thi công trướckhi chuyển đến công trình phải được kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng hoạt động của máy móc, độ an toàn và thợ vận hành máy phải được học tập, nắm vững quy trình sản xuất.
- Thường xuyên kiểm tra thiết bị phương tiện thi công. Có lịch trình bảo dưỡng đảm bảo máy móc vận hành tốt.
2. Quản lý chất lượng cho từng công tác thi công.a. Công tác thi công đào đắp đất: a. Công tác thi công đào đắp đất:
Cung ứng vật tư: - Phải có xuất xứ vật tư, nguồn gốc rõ ràng, tin cậy - Có chứng chỉ và thí nghiệm Nhập kho
- Đối với vật liệu có bãi để trữ
+ Kiểm tra vật liệu thực tế + Kiểm tra chứng chỉ các chỉ tiêu kỹ thuật - Thường xuyên kiểm tra
Xuất sử dụng
- Cán bộ kỹ thuật nhận vật tư phải kiểm tra đầy đủ đạt yêu cầu mới đưa ra sử dụng, nếu không đảm bảo chất lượng phản ánh với BCH công trường và không dùng số vật tư này
* Dụng cụ thí nghiệm quan trắc:
(1). Thí nghiệm hiện trường: Lò sấy, dao vòng, cân chính xác OHAVS của Mỹ. (2). Thiết bị quan trắc:
- Máy thăng bằng NIKON của Nhật. - Máy kinh vĩ hiệu DAHLOIOA của Đức. - Máy toàn đạc điện tử
* Kiểm tra vật liệu:
- Vị trí , ranh giới của bãi vật liệu đất đắp. - Hệ thống thoát nước bãi vật liệu.
- Phương pháp khai thác đất so với thiết kế biện pháp thi công. - Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và kết quả thí nghiệm đất đắp.
* Kiểm tra xử lý nền móng theo các nội dung:
- Bóc phong hoá nền (tầng phủ).vv...
- Dọn nền (móng) công trình, lấp hố khoan, hang hốc, hố bom (nếu có). - Xử lý nước mạch, cát chảy, cát đùn (nếu có).
- Chất đất nền móng thực tế so với khảo sát thiết kế. - Tình hình kết cấu nền trong quá trình thi công...
* Kiểm tra công tác đắp hoàn thiện công trình: Bản vẽ biện pháp về trình tự đắp, vật liệu đất để đắp, kiểm tra dung trọng đạt được theo thiết kế cho các lớp quy định trước (từng lớp hoặc theo tần suất khối lượng). Chất lượng đất đắp so với thiết kế.
- Độ ẩm của đất, chiều dày lớp đất rải, dung trọng khô của từng lớp đất đắp được đầm nén. - Quy cách, chất lượng, thiết bị đầm, phương pháp đầm...
b. Công tác thi công bê tông, bê tông cốt thép:* Kiểm tra vật liệu: * Kiểm tra vật liệu:
- Đối với xi măng thực hiện kiểm tra hoá đơn hàng hoá, nhãn hiệu ghi trên bao bì, thời gian lưu kho và các tài liệu thiết kế mẫu thử chất lượng hợp pháp.
- Đối với cốt liệu cát và dăm sỏi thì kiểm tra nguồn cung ứng quy định, các chứng chỉ công bố chất lượng nhà sản xuất, biên bản nghiệm thu nhập kho hiện trường và các tài lài liệu về kết quả lấy mẫu thí nghiệm thiết kế cấp phối hợp pháp.
* Kiểm tra thiết bị thi công:
- Kiểm tra thiết bị thi công bê tông gồm: Kiểm tra sự phù hợp của tổ hợp máy và thiết bị đồng bộ cho khoảnh đổ, điều kiện và thời gian; kiểm tra vận hành thử tải trước; kiểm tra năng suất thực tế để có biện pháp hiệu chỉnh các bộ phận của dây truyền.
* Kiểm tra ván khuôn:
- Kiểm tra sử dụng khuôn, lắp khuôn đúng chủng loại thiết kế biện pháp thi công, kiểm tra mức độ tạo độ phẳng mặt giáp bê tông phù hợp với sai số cho phép đối với từng loại kết cấu, Kiểm tra lớp quét chống dính mặt tiếp giáp bê tông và mức ẩm cần thiết cho loại khuôn gỗ.
- Ván khuôn sau mỗi đợt đổ bê tông do lực chấn động của đầm, do tháo dỡ...Nên trước khi ghép ván khuôn, tất cả các ván khuôn đều phải được kiểm tra về kích thước hình học, độ
cong vênh, độ xoắn. Đặc biệt là ván khuôn thép nếu đảm bảo yêu cầu mới được sử dụng lại, nếu hư hỏng phải sửa chữa lại và quét dầu bôi trơn đối với ván khuôn thép.
* Kiểm tra cốt thép:
- Kiểm tra cốt thép đã dựng lắp đúng chủng loại, vị trí (khoảng cách a) và mức độ ổn định lưới thép trên các viên kê ngăn cách nền đáy, thành khuôn (bảo hộ) và giữa các lớp thép với nhau.
* Kiểm tra chất lượng kết cấu:
- Đối với các thiết bị chôn lắp sẵn trong bê tông (bản mã lắp ghép, lỗ bu lông, khe phai, cửa v.v..) thì kiểm tra theo hướng dẫn lắp đặt chỉ dẫn trong bản vẽ được duyệt.
- Các kết cấu sau mỗi đợt đổ bê tông phải được kiểm tra kích thước hình học, kiểm tra chất lượng( mẫu đúc) để có biện pháp xử lý.
* Kiểm tra công tác bảo dưỡng bê tông:
- Kiểm tra bảng biểu lịch phân công và quy trình bảo dưỡng cho giai đoạn đông kết ban đầu (có liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm môi trường). Kiểm tra lịch phân công rõ ràng cụ thể tránh tình trạng bỏ sót, nhất là những ngày nắng nóng, khô hanh, nhà thầu thường xuyên t- ưới đảm bảo cho bê tông, đá xây ẩm ướt.
- Kiểm tra an toàn nền và cây chống đỡ kết cấu dầm sàn, kiểm tra giai đoạn chịu lực để chuyển tiếp giai đoạn sau (đổ tiếp theo chiều cao của tường – cột ..), tháo khuôn và hoàn thiện kết cấu.
* Kiểm tra sản xuất cấu kiện:
- Kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra cường độ bê tông qua kết quả nén mẫu thí nghiệm theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu
- Kiểm tra về mặt phẳng, về kích thước hình học của cấu kiện.
c. Công tác nghiệm thu chuyển bước giai đoạn thi công:
- Để thi công phần việc tiếp theo, phần việc trướcphải được nghiệm thu của chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, đặc biệt nghiệm thu nền móng, Nhất thiết phải được nghiệm thu phần việc trước thì mới chuyển bước giai đoạn thi công phần việc sau. Quá trình thi công, nghiệm thu phải được ghi chép đầy đủ nội dung như: Thời gian thi công, khối lượng, chất lượng.vv...
3. Quy trình lập biện pháp thi công, kiểm tra, nghiệm thu3.1. Nghiệm thu các công việc xây dựng. 3.1. Nghiệm thu các công việc xây dựng.
- Khối lượng phát quang và bóc phong hoá. - Khối lượng công tác đất (đất đào và đất đắp).
- Khối lượng phá dỡ tường đá xây, các cấu kiện bê tông. - Khối lượng vật liệu (xi măng, phụ gia...).
- Khối lượng bê tông và các cấu kiện bê tông.
Khi nghiệm thu các khối lượng trên, được xác định theo khối lượng thực tế ngoài hiện trường thi công và căn cứ trên hồ sơ TKBVTC được duyệt.
3. 2. Điều kiện cần để nghiệm thu những công việc trên:
- Công việc nghiệm thu đã thi công hoàn thành. - Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:
+ Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường.
+ Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu.
+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
- Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
3.3. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công.
- Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành. - Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành.
3.4. Điều kiện cần để nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công.
- Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành.
- Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo quy định ở mục 2.1.
- Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:
+ Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng. + Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan.
+ Các biên bản nghiệm thu những cấu kiện bê tông, kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan.
+ Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường.
+ Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu.
+Bản vẽ hoàn công.
+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
- Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
4. Biện pháp bảo quản thiết bị, vật liệu khi tạm dừng thi công, khi mưa bão.
- Đối với máy móc, thiết bị: Khi tạm dừng thi công phải tắt máy, rút chìa khoá điện khỏi ổ, cắt các cầu dao điện cắm vào máy, khoá cửa buồng điều khiển, hạ ben, cần búa đảm bảo an toàn. Hết ngày thi công tất cả các máy móc làm việc trên công trường phải được chuyển về bãi xe máy thiết bị để trông coi, bảo quản, trường hợp di chuyển nhiều gây bất lợi thì khi dừng thi công phải dùng bạt che chắn và cử người trông coi.
- Đối với vật tư: Phải có bạt che mưa tránh ẩm cho xi măng, đối với cát phải quây lại khi gặp mưa không bị trôi.
- Đối với công trình: Phần đất đắp phải tạo độ dốc để thoát nước ra ngoài không gây ứng đọng nước; đối với khối bê tông đang đổ phải được che đậy để nước mưa không xói thẳng vào làm thay đổi thành phần nước trong bê tông, mưa tạnh mới tiến hành đổ tiếp.
5. Biện pháp sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình:
Sự cố hư hỏng do thiên tai mưa bão gây ra: Có biện pháp xử lý tại chỗ đến ngăn mức độ sự cố phát triển, bảo vệ hiện trường, báo cáo kịp thời đến kỹ sư giám sát và chủ đầu tư để tiếp cận hiện trường xem xét có biện pháp xử lý tiếp theo.
Những sự cố hư hỏng nhỏ có tính khiếm khuyết trong quá trình thi công, nhà thầu báo cáo bằng văn bản để tư vấn giám sát thi công kiểm tra đánh giá, và chỉ tiến hành thi công sửa chữa hư hỏng khi được sự đồng ý của tư vấn giám sát thi công.
Những sự cố hư hỏng công trình trong thời gian bảo hành theo quy định, sau khi nhận được thông báo của bên quản lý vận hành và Chủ đầu tư, nhà thầu cam kết sẽ tiến hành ngay công tác sửa chữa xử lý đảm bảo hoạt động khai thác công trình một cách ổn định.