Giải pháp thi công bê tông, bê tông cốt thép: 1 Công tác bê tông:

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 26 - 29)

1. Công tác bê tông:

Trong quá trình thực hiện công tác bê tông Nhà thầu tuân theo quy phạm tiêu chuẩn sau: + TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

+ TCVN 9115-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu;

+ Tất cả các loại vật liệu khi đưa vào công trường để xây dựng đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và chứng chỉ chất lượng. Chất lượng của các loại vật liệu phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật như đã trình bày ở phần trên.

+ Cung cấp bê tông tươi từ máy trộn bê tông (250 ~500) lít của Nhà thầu.

* Vận chuyển hỗn hợp bê tông:

Tuân theo đúng các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 đồng thời phải theo các quy định sau:

- Năng lực và phương tiện vận chuyển phải bố trí tương ứng với năng lực trộn và đầm để hỗn hợp bê tông không bị ứ đọng.

* Đổ hỗn hợp bê tông:

Trong quá trình đổ bê tông nhà thầu có trách nhiệm giám sát chặt chẽ hiện trạng ván khuôn, giằng chống và cốt thép để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

Việc phân chia khối đổ, chiều dày mỗi lớp đổ hỗn hợp bê tông, đơn vị thi công phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, năng lực đầm, điều kiện thời tiết và đặc biệt là tính chất của kết cấu mà quyết định đối với từng trường hợp cụ thể:

- Trường hợp đổ bê tông móng. - Trường hợp đổ bê tông tường.

Khi đổ hỗn hợp bê tông phải đảm bảo các quy định sau:

- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí, kích thước ván khuôn và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Không được dùng đầm hỗn hợp bê tông để san bê tông.

- Hỗn hợp bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành khối đổ.

* Công tác bảo dưỡng bê tông:

Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm, nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.

Bảo dưỡng ẩm và quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 5529:1991 “Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.

Trong thời gian bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.

2. Công tác ván khuôn:

Nhà thầu sử dụng ván khuôn thép tiêu chuẩn điển hình do Nhà máy cơ khí Việt-Trung sản xuất, thoả mãn các tiêu chuẩn:

- Cứng rắn, kiên cố, ổn định, không biến dạng khi chịu tải trọng do trọng lượng, do áp lực ngang của bê tông cũng như tải trọng do thi công gây ra.

- Đúng kích thước hình học và kết cấu theo thiết kế.

- Kín, khít không để chảy vữa hay nước xi măng. Mặt trong ván khuôn được quét dầu chống dính .

- Đơn giản trong chế tạo, dễ dàng trong lắp dựng và tháo dỡ.

* Cây chống: Sử dụng cây chống bằng thép hoặc hệ cây chống tiêu chuẩn, có kích tăng, giảm 2 đầu, hệ giằng chống bằng thép, liên kết dễ dàng bằng các khoá chốt (f8 - f10).

* Sàn công tác: Sử dụng giáo thép lắp ghép để đổ bê tông và lắp dựng cốt thép.

* Nghiệm thu ván khuôn, cầu công tác:

- Trước khi tiến hành đổ bê tông tại chỗ, Nhà thầu mời Kỹ sư tư vấn nghiệm thu bằng văn bản những nội dung chính:

+ Độ vững chắc, độ ổn định của ván khuôn, giằng chống, cầu công tác. Đặc biệt là chỗ nối, chỗ gối,....,

+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.

+ Độ chính xác của các bộ phận chôn sẵn trong bê tông. + Độ kín khít của ván khuôn.

- Kết quả kiểm tra, nghiệm thu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, thực hiện đúng theo trình tự các quy định trong TCVN 4453-1995; TCVN 9115-2012.

3. Công tác cốt thép:

Công tác tuyển chọn cung ứng cốt thép, nhà thầu thực hiện đúng và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đã trình bày trong phần trước.

Trước khi gia công và lắp đặt, thép được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, đánh rỉ, dầu mỡ, hoặc các tạp chất khác; Sau khi lắp đặt, thép phải được bảo quản trong điều kiện sạch sẽ cho đến khi nằm hoàn toàn trong khối bê tông đã đổ.

Cốt thép bị cong vênh hoặc méo mó trong quá trình đổ bê tông, phải được uốn nắn và chỉnh sửa đúng thiết kế trước khi đổ bê tông.

Cốt thép chờ sẵn cho khối bê tông đổ sau, được bảo vệ, chống ăn mòn hoặc hư hỏng và được làm sạch trước khi đổ bê tông khối tiếp theo.

Việc liên kết các thanh thép khi lắp dựng, thực hiện đảm bảo yêu cầu sau:

- Số lượng mối nối buộc hoặc hàn đính ≥ 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ. - Mọi trường hợp các góc của đai thép với thép chịu lực, được buộc chặt hoặc hàn đính. - Quá trình đổ bê tông, cử công nhân thường xuyên kiểm tra và giữ đúng vị trí các thanh cốt thép trong bê tông.

- Việc gia công, lắp đặt thép, tuân thủ đúng đồ án thiết kế và tuân thủ các quy định trong TCVN 4453 - 1995.

CHƯƠNG IV

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNGI. Yêu cầu lập biện pháp tổ chức thi công: I. Yêu cầu lập biện pháp tổ chức thi công:

- Đảm bảo thi công đúng qui trình quy phạm kỹ thuật thi công hiện hành. Và những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế đã được duyệt.

- Đảm bảo tiến độ thi công hợp lý, nhanh gọn. Rút ngắn được thời gian thi công, không gây ách tắc giao thông trong quá trình thi công.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và máy móc thiết bị thi công.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường trong khu vực thi công và các khu vực xung quanh.

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w