Quy trình quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh quyết toán: 1 Bản vẽ thiết kế và các tài liệu khác được cấp

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 48 - 52)

1. Bản vẽ thiết kế và các tài liệu khác được cấp

- Bản vẽ thi công được duyệt do Chủ đầu tư giao cho, nhà thầu sẽ lưu làm bản gốc, khi thi công trên công trường phô tô thêm từ 2 đến 3 bộ phục vụ cho việc chỉ đạo thi công, hồ sơ thiết kế dùng làm kiểm tra và làm hoàn công công trình.

- Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư thông qua 03 bộ bản sao các bản vẽ chỉ rõ sơ đồ tổng thể của các công trình tạm do Nhà thầu đề xuất để Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt (ít nhất là 28 ngày trước khi khởi công). Các bản vẽ này chỉ rõ vị trí của phần chính được đề xuất trong thoả thuận hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu như khu vực tập kết vật liệu, máy thi công, văn phòng, nhà kho, nhà ở được xây dựng tại công trường hay bất cứ nơi nào khác để thi công công trình. Các bản vẽ cũng chỉ ra sự phù hợp về sức chứa hoặc các đặc điểm chính của công trình tạm.

- Bản vẽ công nghệ chế tạo được yêu cầu cho việc thi công bao gồm việc lắp đặt tại hiện trường, sơ đồ và các chi tiết kết cấu nhà thầu nộp cho văn phòng kỹ sư duyệt.

2. Bản vẽ hoàn công thi công

- Việc lập hồ sơ hoàn công theo quy định tại phụ lục II thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hồ sơ nộp cho ban quản lý dự án, kiểm tra đối chiếu với thực tế thi công.

- Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được chứng chỉ nghiệm thu, Nhà thầu sẽ đệ trình cho Chủ đầu tư thông qua tất cả các bản vẽ và tài liệu đã được phê duyệt do Nhà thầu chuẩn bị, sửa chữa rõ ràng và cập nhập để chỉ rõ thực tế thi công các hạng mục công trình.

- Bản vẽ hoàn công thể hiện đầy đủ chi tiết các bộ phận và toàn bộ công trình do nhà thầu thực hiện trên nền bản vẽ thiết kế (có cả khung tên của đơn vị tư vấn thiết kế). Bản vẽ hoàn công ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật đã được thực hiện trong thực tế ( các kích thước, cao độ, trụ mốc, chủng loại, kích thước, vật tư, vật liệu,..,) và các thay đổi về thiết kế được tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu cơ quan thẩm quyền chấp nhận. Các bản vẽ hoàn công trong từng bộ do Nhà thầu lập, được đại diện hợp pháp của Nhà thầu, Chủ đầu tư ký tên, đóng dấu tại khoản lưu không của bản vẽ ( không đóng trùng lên khung tên của nhà thiết kế) - Bản vẽ hoàn công đảm bảo chất lượng, rõ ràng về đường nét và các thông số kỹ thuật. Trường hợp thi công đúng với bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn được áp dụng, được Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của Chủ đầu tư xác nhận thì bản vẽ thiết kế được xem là bản vẽ hoàn công.

3. Nhật ký thi công:

- Kiểm tra mọi ghi chép hằng ngày về tất cả các hoạt động trên công trường: Điều kiện thời tiết, khí hậu, lực lượng công nhân, máy móc thiết bị, các công việc tiến hành trong ngày, biện pháp thi công, khối lượng hoàn thành, chất lượng sản phẩm và tất cả những phát sinh thay đổi so với thiết kế, những ý kiến chỉ đạo của Kỹ sư tư vấn, của lãnh đạo Nhà thầu.

4. Lập biên bản nghiệm thu:

- Biên bản nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu kết quả đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Mời Chủ đầu tư nghiệm thu công việc xây dựng được Chủ đầu tư đồng ý mới thi công phần tiếp theo

- Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành, chuyển bước giai đoạn thi công theo hướng dẫn của các nghị định thông tư quản lý chất lượng công trình xây dựng hoàn thành.

5. Lập và lưu giữ các biên bản thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:

- Kết quả kiểm tra hiện trường, các biên bản đo đạc, quan trắc công trình: Tim, cốt, kích thước các kết cấu thực tế, so sánh với thiết kế kỹ thuật, các biên bản lấy mẫu kiểm tra vật liệu, bê tông, đắp đất,..., và kết quả kèm theo. Lưu giữ các tài liệu theo quy định của tài liệu lưu trữ và quản lý cẩn thận.

- Kết quả Hồ sơ hoàn công các công việc, các hạng mục và toàn bộ công trình, trước khi trình kỹ sư tư vấn để tiến hành nghiệm thu cơ sở hoặc nghiệm thu tổng thể.

6 . Lập hồ sơ hoàn công

- Trước khi nghiệm thu bàn giao gói thầu Nhà thầu sẽ lập hồ sơ hoàn thành công trình (hoàn công) theo quy định tại phụ lục 02 thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hồ sơ nộp cho Ban quản lý dự án kiểm tra, đối chiếu với thực tế thi công. Bản vẽ hoàn công phải lập thành 08 bộ, nhà thầu giữ 01 bộ và nộp cho ban quản lý dự án 07 bộ để gửi các cơ quan và lưu trữ theo quy định.

- Bản vẽ hoàn công phải thể hiện đầy đủ chi tiết các bộ phận và toàn bộ công trình do nhà thầu thực hiện trên nền bản vẽ thiết kế. Cách lập và xác nhận bản vẽ hoàn công theo mẫu phụ lục 02 của thông tư số 26/2016/TT- BXD ngày 26/10/2016.

7. Công tác nghiệm thu và giám sát công trình:7.1 Công tác nghiệm thu: 7.1 Công tác nghiệm thu:

a. Các quy định nhà thầu tuân thủ khi nghiệm thu

- Công tác nghiệm thu công trình nhất thiết phải được thực hiện theo những quy định hiện hành của Nhà nước.

- Công tác nghiệm thu công trình bao gồm nghiệm thu từng công tác xây lắp trong thời gian thi công, nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn xây lắp và nghiệm thu hoàn thành công trình.

- Công tác thi công và nghiệm thu tuân thủ những quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/6/2015 về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Cắm tuyến + Xử lý nền móng + Xử lý tiếp giáp

+ Kích thước hình học công trình( chiều rộng, chiều cao,…,) + Các phần việc phụ trợ cho công tác thi công

+ Sổ ghi chép trong quá trình thí nghiệm là tài liệu làm căn cứ để tiến hành nghiệm thu.

b. Điều kiện cần để nghiệm thu những công việc nêu trên:

* Công việc nghiệm thu đã thi công hoàn thành: - Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:

+ Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng + Các phiếu kết quả thí nghiệm, mẫu kiểm nghiệm liên quan lấy tại hiện trường

+ Các kết quả thí nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu.

+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

+ Bản thuyết minh và ghi chép những thay đổi so với thiết kế trong quá trình thi công ( nếu có) + Tài liệu quan trắc xác định tim, tuyến, kích thước, cao độ của các mặt cắt, tải liệu quan trắc lún,…,

+ Hồ sơ hoàn công cho từng bộ phận nghiệm thu.

- Khi nghiệm thu toàn bộ công trình kèm theo toàn bộ tài liệu biên bản nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn và bản báo cáo quá trình thi công công trình, các tài liệu trên đều có chữ ký của trưởng ban chỉ huy công trường.

- Nghiệm thu từng bộ phận công trình hay nghiệm thu toàn bộ công trình đều có biên bản ghi chép cụ thể. Nghiệm thu từng bộ phận công trình do cán bộ giám sát thi công làm tại hiện trường, nghiệm thu công trình do Hội đồng nghiệm thu của Chủ đầu tư làm.

- Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu do nhà thầu thi công xây dựng.

c. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công:

- Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành. - Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành. - Các bộ phận công trình bị che khuất.

d. Điều kiện để nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công:

- Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành

- Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo quy định. - Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu

- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng - Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan

- Các biên bản nghiệm thu những cấu kiện bê tông, kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan.

- Các kết quả thí nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu.

- Bản vẽ hoàn công

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

- Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu do nhà thầu thi công xây dựng Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm xem xét, đánh giá các tài liệu trên và kiểm tra ngoài thực địa sau đó căn cứ vào chất lượng công trình để đánh giá và lập biên bản nghiệm thu. Nếu đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu thì ghi rõ yêu cầu Nhà thầu phải khắc phục, sửa chữa những sai sót còn tồn tại.

- Các dung sai cho phép là thiên về an toàn (+) chỉ có tác dụng đánh giá về mặt kỹ thuật. Nếu công trường làm an toàn quá mức dung sai quy định vẫn cho phép nghiệm thu nhưng khối lượng làm tăng lên so với thiết kế không được thanh toán.

- Trong thời gian chưa nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý Nhà thầu có trách nhiệm bảo quản, trông coi công trình theo quy định của Nhà thầu.

- Các quyết định của Hội đồng nghiệm thu về xử lý, sửa chữa đều giao cho Nhà thầu thực hiện. Phần kinh phí sửa chữa tuỳ theo nguyên nhân cụ thể mà quyết định theo đúng chế độ kiến thiết cơ bản của Nhà nước ban hành.

7.2 Công tác tổ chức kỹ thuật thi công giám sát:

- Để đảm bảo các yêu cầu Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp nhân lực, vật tư thiết bị để hoàn thành thi công công trình. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết.

- Thi công xay dựng công trình theo đúng thiết kế đã được duyệt, tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.

- Có nhật ký thi công trên công trường, đảm bảo an ninh trật tự, không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình. - Bảo hành công trình theo đúng quy định hiện hành.

- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI

AN TOÀN LAO ĐỘNG, PCCC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Trước khi thi công xây dựng công trình, Nhà thầu trình lên Chủ đầu tư một chương trình an toàn dưới dạng văn bản, đề cập đến mọi hoạt động tác động đến môi trường và ngăn ngừa tai nạn, mất an toàn cho các hạng mục công trình và cho người lao động trên công trường. Chương trình này phù hợp với luật lệ và quy định hiện hành Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w