Công tác bê tông:

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 34 - 35)

III. Biện pháp thi công các hạng mục chính: 1 Trình tự tổ chức thi công tổng thể:

b) Đầm nén san lấp móng công trình.

2.6. Công tác bê tông:

* Trộn và vận chuyển bê tông:

Bê tông được trộn bằng máy trộn 250-500lít. Vật liệu sản xuất bê tông như xi măng, cát, đá 1x2 phải đảm bảo các yêu cầu đã nêu, khối lượng cấp phối phải được đong đếm, kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng liều lượng đã được thiết kế. Trong trường hợp phải vận chuyển theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng thì vữa bê tông phải được đựng trong thùng kín không bị mất nước.

* Đổ bê tông:

- Mọi công việc chuẩn bị: Đều phải kết thúc trước khi đổ bê tông vào kết cấu, kể cả việc lau chùi, chét các khe hở của ván khuôn;

- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép ... nếu chưa có sự đồng ý của TVGS thì chưa được đổ bê tông;

- Khi thấy có dấu hiệu phân tầng trong hỗn hợp bê tông thì phải dùng xẻng đảo qua lại cho đến khi độ nhuyễn được phục hồi.

- Dùng máy chấn động (đầm dùi, đầm bàn) để đầm hỗn hợp bê tông;

- Tốc độ đổ bê tông, trình tự đổ, chiều dày mỗi lớp đổ thời gian đầm bê tông phải được quy định trước khi đổ bê tông.

* Đầm nén bê tông:

- Ưu tiên dùng máy đầm rung bê tông, khoảng cách đặt máy không được lớn hơn 1,5 lần đ- ường kính tác dụng của máy đối với thành phần hỗn hợp đã chọn;

+ Đối với máy đầm rung trên mặt thì vệt của bàn rung phải trùm lên vệt trước 4 - 5cm. + Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đủ mức cần thiết cho đến khi bê tông hết lún và trên mặt xuất hiện nước xi măng;

+ Không được đầm rung hỗn hợp bê tông thông qua cốt thép, phải kiểm tra sự hoạt động và phối hợp của các thiết bị trộn. Chuyển chỗ và đầm nén, bảo đảm cho việc đổ bê tông một bộ phận kết cấu nào đó phải được liên tục;

- Nếu đã dừng đổ bê tông quá thời gian cho phép thì chỉ được phép đổ bê tông khi cường độ của bê tông cũ đạt yêu cầu của quy trình quy định;

- Trước khi tiếp tục đổ bê tông phải dùng bàn chải thép đánh cạo sạch bề mặt bê tông cũ dùng nước rửa sạch sẽ;

- Trong trường hợp đang đổ bê tông mà gặp mưa thì phải ngừng đổ, hoặc có biện pháp che chắn và thoát nước cho bê tông khỏi bị rỗ mặt và sói lở;

*Hoàn thiện bề mặt bê tông:

Với sàn: Khi đổ bê tông cần bố trí thợ nề kết hợp để hoàn thiện ngay bề mặt của sàn đảm bảo sàn phẳng, nhẵn, đúng cao độ;

Với bề mặt đứng thì ngay khi tháo dỡ cốp pha phải sửa sang bề mặt bằng vữa mác cao trước khi hoàn thiện;

Thi công bê tông trong mùa mưa, thời tiết xấu:

Có biện pháp thoát nước cho các bải tập kết vật liệu, tăng cường thử nghiệm độ sụt để điều chỉnh lượng nước, có biện pháp che chắn và thoát nước cho bê tông khỏi bị rỗ mặt và sói lở;

* Bảo dưỡng bê tông:

- Che phủ và tưới nước bề mặt của bê tông tạo điều kiện cho bê tông đông cứng và tránh co ngót không đều;

- Việc che phủ và tưới nước phải thực hiện muộn nhất là 6 - 7 giờ sau khi đổ bê tông xong. Nếu trời nóng và gió khô hanh thì sau 2 -3 giờ phải bảo dưỡng ngay;

- Thời gian bảo dưỡng không ít hơn 14 ngày, nước dùng để tưới bảo dưỡng dùng loại nước để trộn bê tông;

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w