An toàn người lao động:

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 54 - 55)

II. Biện pháp an toàn lao động: 1 Quản lý an toàn trên công trường:

b. An toàn người lao động:

Người lao động là công nhân kỹ thuật - Thợ xây dựng, cơ khí, cơ điện có tay nghề đào tạo chuyên nghiệp, có đủ sức khoẻ và các chứng chỉ về nghề nghiệp, kiến thức về bảo hộ lao động và vệ sinh lao động theo quy định của Luật lao động Việt Nam được Nhà thầu đăng ký trước với Chủ đầu tư dự án theo quy định để điều động đến tham gia lao động tại công trường. Cụ thể:

Công nhân đều có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ định kỳ hàng năm; Giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về kiến thức kỹ thuật toàn và vệ sinh lao động.

Đối với lao động phổ thông thuê mướn tại địa phương chỉ bố trí làm công việc phục vụ, lao động thủ công nơi có ít yếu tố mất an toàn và nguy hại cho sức khoẻ.

Ban chỉ huy công trường

Tiểu ban ATLĐ công trường An toàn viên tổ máy An toàn viên các tổ nề, BT An toàn viên tổ cơ khí, điện nước An toàn viên tổ cơ giới

Các nội dung về an toàn người lao động được các bên là “Người sử dụng lao động (người giao việc) và lao động (người hoặc nhóm người lao động)” được quy định thành các khoản mục trong các Bản khoán giao việc (công nhân công ty) và các Bản hợp đồng lao động (người ngoài công ty).

Công nhân và lao động phải kịp thời đề xuất thay thế các phương tiện sử dụng lao động không đủ điều kiện an toàn và được kiến nghị bổ sung hoặc thay thế vì mục đích bảo vệ sức khoẻ con người.

Nơi hiện trường có đông người cùng làm việc, nhiều đối tượng công việc thì bố trí các biển chỉ dẫn phạm vi hoạt động theo bộ phận công tác và và cảnh báo nguy hiểm dễ nhận biết để chấp hành và phòng ngừa tai nạn. Thường xuyên cải tiến hợp lý hoá sản xuất và thi công để giảm nhẹ sức lao động, cải thiện điều kiện làm việc vì sức khoẻ người lao động.

Có kế hoạch trước và mua sắm đầy đủ và kịp thời các trang bị bảo hộ quy đinh và các phương tiện bảo hộ chân tan (dày ủng) đầu (mũ cứng), mắt tai, mũi v.v.. theo các điều kiện công việc cụ thể hàng ngày. Các tủ thuốc phòng dịch, phương tiện và thuốc sơ cấp cứu ban đầu thường trực dễ thấy và dễ lấy trong mọi tình huống.

Bộ phận bảo hộ và an toàn lao động được hoạt động có tổ chức và pháp luật bao gồm: Trưởng ban BHLĐ do Chỉ huy trưởng, các bộ môn kỹ thuật, vệ sinh viên theo chức danh và chịu sự quản lý kiểm tra của chuyên môn và đại diện người lao động (tổ chức công đoàn hoặc đại diện nhóm lao động ngoài biên chế).

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC san nền, xây dựng trường học (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w