7.3.1. Mục đích
Nhận dạng đƣợc các đột biến (hình thái) gây biến đổi các tính trạng hình thái (hình dạng, màu sắc, kích thƣớc) của thân, lá, hoa, quả và hạt,… qua đó củng cố kiến thức về phân loại đột biến.Đối tƣợng sử dụng là lúa, đậu tƣơng hoặc cà chua.
7.3.2. Mẫu vật và thiết bị
–Chuẩn bị cho mỗi sinh viên một bộ mẫu sƣu tập,ảnh chụp các dạng bình thƣờng (đối chứng) và đột biến: Diệp lục, chiều cao cây, kiểu cây, khả năng đẻ nhánh/phân cành, kiểu phân cành, cách phân bố chùm hoa trên thân, phân bố hoa trên chùm, hình
dạng của bông, chiều dài bông, hình dạng,màu sắc của quả,hạt...
– Để sinh viên dễ so sánh các dạng đột biến diệp lục và các đột biến về màu sắc của thân, lá, hoa, quả, cần trồng các thể đột biến và đối chứng trong các chậu để toàn nhóm thực hành quan sát.
7.3.3. Các bƣớc tiến hành
7.3.3.1. Trên lúa nước
Lần lƣợt tiến hành quan sát các mẫu sƣu tập, ảnh chụp và các mẫu vật sống (đã đƣợc đánh số thứ tự). Mỗi sinh viên định loại đột biến, mô tả và tƣờng trình trong vở thực hành.
Quan sát và nhận biết,mô tả và thống kê các dạng đột biến diệp lục,đối chiếu với danh mục đột biến diệp lục kèm theo:
Albina – Toàn thân, lá màu trắng;
Xantha – Thân, lá có màu vàng sẫm hoặc vàng rơm; Chlorina –Màu vàng nhạt;
Virescens –Đồng nhất một màu xanh nhạt; Viridoalbina –Đầu lá xanh,phiến lá trắng; Alboviridi –Đầu lá trắng,phiến lá vàng; Alboxantha –Đầu lá vàng,phiến lá trắng;
Tigrina –Xen kẽ vạch ngang màu xanh,màu mận và màu vàng trên phiến lá; Striata –Sọc trắng và xanh trên phiến lá,cuống lá,bẹ lá và thân;
Maculata –Một phần hoặc một điềm không có sắc tố.
Tìm trong các mẫu quan sát xem có các loại đột biến diệp lục nêu trên hay không,có thêm hoặc thiếu loại nào?
Quan sát, mô tả,so sánh với dạng gốc xem có các loại đột biến về chiều cao cây
(Cao cây, thấp cây và siêu lùn) hay không?
Sinh viên dùng kiến thức về hiện tƣợng đa alen để giải thích nguyên nhân hình thành các loại đột biến về chiều cao cây nhƣ trên.
Tìm xem trong những mẫu sƣu tập, ảnh chụp, mẫu vật sống có những dạng đột biến nào có lợi ích kinh tế.
Quan sát, mô tả đột biến về hình dạng hạt thóc và hạt gạo.
Quan sát, mô tả,xác định xem trong số các mẫu vật,ảnh chụp hiện có trong buổi thực hành gồm những loại đột biến có hạt nào?
Sau khi quan sát trên mẫu vật, ảnh chụp,liệt kê các dạng đột biến trong buổi thực
hành, tự liên hệ xem đã minh họa đƣợc bảy nguyên tắc phân loại đột biến chƣa, còn
những nguyên tắc nào chƣa đƣợc minh họa?
7.3.3.2. Trên đậu tương hoặc cà chua
Đó là những loài cây tự thụ phấn nên về nguyên tắc cũng nhƣ phƣơng pháp phát hiện đột biến trên lúa.
Mỗi sinh viên cũng đƣợc dành riêng một bộ mẫu sƣu tập,ảnh chụp. Đồng thời có các chậu trồng cây đột biến về màu sắc thân, lá, hoa, quả (mẫu khô hoặc mẫu ngâm khó giữ đƣợc màu tự nhiên).
Cũng tiến hành các bƣớc quan sát về các chỉ tiêu tƣơng tựnhƣ lúa. Riêng trên đậu tƣơng, cần chú ý các đột biến có lợi nhƣ vị trí đóng quả ở độ cao thích hợp với thu hoạch bằng cơ giới;quả không bị tách trƣớc lúc thu hoạch,quả trong chùm và các chùm
quả trong một cây chín cùng một lúc.
Ở cà chua,chú ý tới khả năng chống bệnh xoăn lá,quả có phần thịt dày, ít hạt,…
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
– Phân biệt các phƣơng pháp xử lý đột biến đối với mỗi loại đối tƣợng cây trồng
khác nhau?
–Nắm vững quy trình phát hiện biến dị ở các thế hệ?
–Phân lập các đột biến hình thái trên lúa, đậu tƣơng và cà chua?
–Nắm vững cơ sở lý thuyết về khả năng ứng dụng của phƣơng pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống?
Bài 8. DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Mục đích giúp người học hiểu biết cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ngẫu nhiên, quần thể tự phối. Đánh giá độ thuần của tính trạng sau nhiều đời tự phối. Phân tích sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ dưới tác động của chọn lọc.