Tăng cường chất lượng các nguồn lực phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 83 - 84)

73 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh (2020) Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm

3.3.4 Tăng cường chất lượng các nguồn lực phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hộ

phản biện xã hội

UBMTTQVN huyện Càng Long cần lựa chọn và xây dựng cho được lực lượng nòng cốt vừa làm chỗ dựa vừa làm nhiệm vụ tiên phong đột phá trong GS&PBXH. Trên cơ sở đó có sự lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp để thực hiện hoạt động GS&PBXH; cần đảm bảo và quy định rõ trong các văn bản về công tác tổ chức cán bộ của MTTQVN các cấp trong tỉnh và được cấp ủy cùng cấp phê duyệt thông qua. Bên cạnh đó, UBMTTQVN cấp tỉnh, cấp huyện cần phát huy tối đa vai trò và sự đóng góp các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn và hoạt động của UBMTTQVN và tổ chức thành viên các cấp trong hoạt động GS&PBXH của mình. Đây là nguồn lực vô cùng phong phú, đa dạng và riêng có của MTTQVN tỉnh trên phương diện cả về lý luận và thực tiễn để làm cơ sở tổ chức tốt hoạt động GS&PBXH.

Tập trung xây dựng bộ máy cơ quan chuyên trách UBMTTQVN các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhất là về năng lực chuyên môn, lý luận và bản lĩnh, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động GS&PBXH. Chủ động phối hợp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ Mặt trận trong hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh. Công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ trong hệ thống MTTQVN từ tỉnh đến cơ sở cũng cần được đổi mới, đảm bảo năng lực, trình độ lý luận, chuyên môn cũng như bản lĩnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới và hoạt động GS&PBXH. UBMTTQVN huyện Càng Long đề xuất, kiến nghị UBMTTQVN tỉnh Trà Vinh tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy Trà Vinh thực hiện các chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ theo Kết luận số 86- KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị đối với nguồn nhân lực công tác tại cơ quan UBMTTQVN các cấp trong tỉnh.

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn về chế độ chi cho hoạt động GS&PBXH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bước đầu đã tạo nền móng và điều kiện quan trọng để

UBMTTQVN các cấp tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, bất cập, cần nghiên cứu điều chỉnh bổ sung như: Mức chi thấp, nhiều địa phương không cân đối được kinh phí mặc dù đã có văn bản hướng dẫn; nhiều đơn vị cấp huyện phải thông qua Nghị quyết của HĐND tỉnh mới có kinh phí để chi, thêm một cấp hành chính mặc dù đã có các Nghị định, Thông tư quy định; nhiều nơi mức chi thấp hơn hướng dẫn,... Như vậy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng, đảm bảo cho hoạt động GS&PBXH. UBMTTQVN các cấp, nhất là cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị, đề xuất bổ sung, điều chỉnh mức chi cho hoạt động giám sát, phản biện ở mỗi cấp một cách phù hợp trong thời gian tới.

Các điều kiện đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực cho hoạt động GS&PBXH cần được quy định cụ thể hơn với những yếu tố mang tính chất đặc thù, riêng có của chức năng này và đối với hệ thống MTTQVN cấp tỉnh, huyện. Nhìn chung, cơ chế tài chính hiện hành cho hoạt động của MTTQVN từ tỉnh đến cơ sở vẫn ít nhiều còn mang nặng cơ chế “xin - cho”. Để UBMTTQVN tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Càng Long nói riêng chủ động, linh hoạt và kịp thời tổ chức hoạt động GS&PBXH, cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng cần quan tâm, tạo điều kiện và có những quy định cụ thể, phù hợp hơn, có thể nghiên cứu một quy chế riêng về kinh phí, tài chính cho hoạt động GS&PBXH của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội mà không trái với các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w