Phát huy dân chủ trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ chủ

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 87 - 94)

73 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh (2020) Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm

3.3.7 Phát huy dân chủ trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ chủ

trận Tổ quốc Việt Nam; trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải được quy định và công khai hoá để Nhân dân biết, giám sát

Dân chủ là một trong những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị của nước ta. Là một trong những hoạt động cơ bản của MTTQVN, GS&PBXH cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo những cơ chế và cách thức dân chủ. Yêu cầu này đặt ra không chỉ đối với MTTQVN mà cần nghiêm túc thực hiện trong hoạt động phối hợp GS&PBXH giữa UBMTTQVN và các tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc giữa các tổ chức, đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện GS&PBXH. Do đó cần quy định rõ “các hình thức cụ thể, tạo thuận lợi để Nhân dân phản ánh, góp ý; thực hiện nghiêm quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu; quy chế tiếp thu và trả lời sau GS&PBXH. Cấp ủy, chính quyền cần lắng

nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị từ MTTQVN và đoàn thể Nhân dân với tinh thần thực sự cầu thị. Các cấp ủy phải chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giám sát, kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nêu gương của cán bộ, đảng viên; thông tin công khai những kết quả phản ánh, xử lý, giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống, trách nhiệm của người đứng đầu mà dư luận và nhiều người dân quan tâm, MTTQVN có ý kiến phản ánh”.

Hoạt động GS&PBXH của MTTQVN chỉ có thể phát huy tốt hiệu quả khi có “sự phối hợp và thực hiện một cách đồng bộ với các hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Vì vậy, cần có cơ chế tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa hoạt động GS&PBXH của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội với hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng và hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, công tác xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chương trình trọng tâm của cấp ủy, chính quyền. Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của Nhân dân trong quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân; nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong hoạt động GS&PBXH của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày về quan điểm, giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN trên địa bàn huyện Càng Long trong thời gian tới. Trong đó đưa ra dự báo về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GSPBXH của MTTQVN huyện Càng Long trong thời gian tới. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động GSPBXH của MTTQVN các cấp trên địa bàn huyện thời gian qua, học viên đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả hoạt động GSPBXH của MTTQVN với 07 giải pháp chung và 04 giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động GSPBXH của MTTQVN nói chung và huyện Càng Long nói riêng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Giám sát và phản biện xã hội là một trong những quyền và nhiệm vụ cơ bản, là chức năng quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Nhận định này đã được khẳng định và nêu rõ trong các văn kiện, các quy định của Đảng và đặc biệt đã được thể chế trong Hiến pháp 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các cấp chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ và đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, tạo niềm tin, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân,... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn gặp không ít khó khăn, hạn chế vướng mắc như: Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhìn chung còn mang tính thụ động, hình thức và kém hiệu quả vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để nhân dân kiểm soát quyền lực của mình. Những hạn chế trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân cơ bản nhất là do một số cấp ủy Đảng chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, định hướng và tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, Các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo điều kiện và hoàn thiện cơ chế pháp lý cho việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội; năng lực, trình độ, điều kiện để thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp còn thiếu và yếu. Đây là những yếu tố cơ bản làm hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nói chung và huyện Càng Long nói riêng trong thời gian qua.

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất cần thiết, làm nền tảng để kiến nghị, đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

về giám sát và phản biện xã hội; đánh giá thực trạng việc thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 và đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nói chung và huyện Càng Long nói riêng trong thời gian tới. Cụ thể:

Chương 1 luận văn đã cung cấp những vấn đề lý luận khái quát nhất nhưng quan trọng nhất về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự cần thiết phải thực hiện giám sát và phản biện xã hội ở nước ta hiện nay; Khái quát vai trò, tính chất nội dung, phạm vi, hình thức, quy trình, mối quan hệ và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc xây dựng khung lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long.

Chương 2, học viên đi sâu phân tích thực trạng việc triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Phân tích kết quả cụ thể hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng; đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả đạt được, những hạn chế được chỉ ra và bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long thời gian qua.

Chương 3, luận văn đã trình bày về quan điểm, giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nói chung và huyện Càng Long trong thời gian tới. Trong đó đưa ra dự báo về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long thời gian tới. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Càng Long giai đoạn 2015 - 2020, tác giả đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

Giám sát và phản biện xã hội là một vấn đề lớn của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nó liên quan trực tiếp đến việc phát huy vai trò làm chủ của các

tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những nội dung đã trình bày trong luận văn là những vấn đề cơ bản và thực tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội thời gian qua.

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w