Về nguyên tắc hoạt động giám sát của MTTQVN thì được thực hiện trên các nguyên tắc mà Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định tại Điều 25, cụ thể như sau: “bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát”27. Bên cạnh đó tại Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị còn quy định thêm một số nguyên tắc sau:
“1- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.
2- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội.
3- Bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng.
4- Tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, đoàn viên, hội viên, lợi ích quốc gia, dân tộc.”28
Có thể nhận thấy, giám sát của MTTQVN là một bộ phận trong cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, nhằm buộc các cơ quan QLNN không chỉ thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn trong khuôn khổ pháp luật, tránh sự lạm quyền. Giám sát của MTTQVN cùng với giám sát của cơ quan QLNN chuyên ngành phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả sẽ hạn chế được tình trạng lạm quyền, tham nhũng góp phần củng cố, quyền lực của Đảng, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Ngoài thực hiện các nguyên tắc nêu trên thì cũng như bất kỳ cơ quan QLNN hay tổ chức không mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động giám sát của MTTQVN đều phải được thực hiện một cách minh khai, minh bạch, công tâm, khách quan. Trách nhiệm giải trình thuộc về các cơ quan, người được giao chức trách QLNN bị giám sát tuy nhiên dưới góc độ thực hiện chức năng giám sát của MTTQVN là hoạt động giám sát không mang tính quyền lực Nhà nước cũng cần đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc minh khai, minh bạch, công tâm, khách quan. Có như vậy thì hiệu quả của công tác 27 Điều 25, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 (Luật số 75/2015/QH13, ngày 09/6/2015).
28 Điều 3, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xãhội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
giám sát mang tính quyền lực Nhà nước hay không mang tính quyền lực Nhà nước mới đảm bảo hiệp đồng chiến đấu, kịp thời kiến nghị, chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi vi phạm của cơ quan QLNN.
1.2.1.4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp, hình thức giám sát
Về đối tượng của hoạt động giám sát của MTTQVN được quy định cụ thể tại Điều 25, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 như sau: “Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức”29. Còn tại Điều 5, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định đối tượng giám sát gồm hai nhóm cụ thể: “Một là các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở; hai là cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên chức nhà nước (sau đây gọi chung là cá nhân)”.
Về phạm vi và nội dung của hoạt động giám sát của MTTQVN được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 là “việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”30 và tại Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị là “việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân.”31
Về phương pháp giám sát được quy định cụ thể tại Điều 7, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị đó là:
29 Điều 25, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 (Luật số 75/2015/QH13, ngày 09/6/2015).
30 Điều 26, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 (Luật số 75/2015/QH13, ngày 09/6/2015).
31 Điều 5, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xãhội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
“1- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch. Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan QLNN liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp.
3- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
4- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
5- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.”32
Về hình thức giám sát của MTTQVN được quy định tại Điều 27, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 4 hình thức chính, cụ thể sau:
“1. Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
2. Tổ chức đoàn giám sát.
3. Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
32 Điều 7, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xãhội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”33
Từ những quy định trên, cho thấy, giám sát của MTTQVN là một trong những cơ chế, hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước từ bên ngoài cùng với giám sát của các cơ quan QLNN mang tính quyền lực Nhà nước từ bên trong. Các quy định của pháp luật đã xác định địa vị pháp lý của MTTQVN trong thực hiện nhiệm vụ giám sát với các hình thức và phương pháp phù hợp với địa vị pháp lý của mỗi thiết chế. MTTQVN phối hợp và tham gia và thường xuyên cử đại diện tham gia giám sát với Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, qua đó, giúp UBMTTQVN phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý những vi phạm trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Cũng chính từ hình thức phối hợp này đã tạo ra bầu không khí cởi mở và tạo ra sự đồng thuận giữa chủ thể và các đối tượng giám sát.
1.2.2 Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động phản biện xã hội
Để duy trì, củng cố quyền lực Nhà nước, các giai cấp thống trị đều phải đắn đo cân nhắc trong các điều kiện, lợi ích của giai cấp, lợi ích nhóm, lợi ích dân tộc nhằm đưa ra các quyết sách khác nhau nhằm giải quyết đúng đắn các vấn đề phát sinh. Muốn được sự ủng hộ, thống nhất cao của quần chúng Nhân dân thì trước hết Nhà nước phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ thông qua người đại diện của họ hoặc trực tiếp. Đồng thời quần chúng Nhân dân cũng phải nêu tâm tư, nguyện vọng các vấn đề đóng góp nhằm xây dựng, phát triển đất nước, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân thông qua sự tìm tòi, tranh luận, phản bác từ đó mới có những quyết sách đúng đắn. Hoạt động này được gọi là phản biện xã hội.
Phản biện xã hội là “phản biện đối với hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, ở đó, quan hệ giữa các chủ thể - phản biện và được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau: Một bên là những thiết chế đại diện có trách nhiệm đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản lý chung đối với xã hội, bên kia là các cá nhân công dân và các tổ chức của dân có mối liên hệ về quyền dân chủ, về quyền công dân và sự quan tâm đến lợi ích chung đã đứng ra nêu lên nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến về những vấn đề do các thiết chế thực thi quyền lực công đưa ra với mong muốn quyết định đó 33Điều 27, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 (Luật số 75/2015/QH13, ngày 09/6/2015).
trở nên phù hợp hơn, khả thi hơn và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội”34.
Khác với phản biện khoa học chuyên ngành, phản biện xã hội là hình thức phản biện rộng rãi nhằm tìm được sự đồng thuận của đa số người, quần chúng đối với một vấn đề chung của xã hội tại một giai đoạn, thời điểm nhất định. Trong mối quan hệ đối lập giữa một bên là cơ quan quyền lực Nhà nước, đại diện cho ý chí của giai cấp thống trị và một bên là quần chúng Nhân dân, đại diện ý chí cho đại đa số giai cấp bị trị tiến hành quá trình tranh luận, phản bác để tìm ra sự thống nhất chung nhất giữa các bên nhằm bảo vệ, hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Phản biện xã hội về thực chất là quần chúng Nhân dân và các tổ chức phi chính phủ tham gia đóng góp đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực từ thể chế chính trị đến kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng,… Theo tác giả Nguyễn Quang Hiền thì phản biện xã hội là “một hình thức, một biện pháp cụ thể thể hiện quyền của dân và ý thức trách nhiệm của dân đối với công việc chung của đất nước, thể hiện lòng tin của cơ quan lãnh đạo đối với mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và Nhà nước với dân, tin ở trình độ chính trị của dân, mức độ hiểu biết của dân về lãnh đạo và quản lý”35. Còn theo tác giả Hồ Bá Thâm phản biện xã hội “được hiểu là sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác và phù hợp”36. Nói đến phản biện tức là nói đến sự tương phản, đối lập lẫn nhau trong cách hiểu, nhìn nhận vấn đề nhưng nếu xét trong mối quan hệ biện chứng thì phản biện xã hội nằm trong mối quan hệ thống nhất nhằm
Theo quy định tại Điều 32, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định phản biện xã hội của MTTQVN là “việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế