73 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh (2020) Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam
HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát, phảnbiện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN là yêu cầu có tính cấp thiết nhằm tăng cường các phương thức tập hợp các giai tầng xã hội, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, Đảng đã ban hành nhiều văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội. Đạt được những kết quả trong thời gian qua chính là kết quả của công tác đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN và các tô chức chính trị - xã hội, góp phần khẳng định tầm quan trọng của của MTTQVN và các
tổ chức chính trị xã hội với tư cách là một thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua các giai đoạn cách mạng với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, MTTQVN không ngừng lớn mạnh. với vai trò quan trọng là tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011 đã nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. MTTQVN là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. MTTQVN hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên”. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “MTTQVN đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, cùng với Đảng, Nhà nước trở thành nhân tố trụ cột trong hệ thống chính trị nước ta. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để MTTQVN và các đoàn thể Nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò GS&PBXH”76.
Ở phương diện là thành viên, Đảng thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ MTTQVN; lắng nghe ý kiến Mặt trận và các tổ chức thành viên khác tiến hành hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động. Tuy nhiên, Đảng cũng được coi là một thành viên đặc biệt của Mặt trận, vì Đảng còn có vai trò lãnh đạo MTTQVN. Với tư cách là đội tiền phong của cách mạng, Đảng được Nhân dân, dân tộc thừa nhận vai trò lãnh đạo. Do vậy, Đảng phải là tổ chức thành viên gương mẫu nhất trong việc thực hiện các chương trình hành động của MTTQVN, nhằm tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở phương diện là Người lãnh đạo, Đảng lãnh đạo MTTQVN từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức, vai trò, vị trí, nguyên tắc hoạt động của MTTQVN; ban hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, định hướng về hoạt động của MTTQVN; ban hành các quy định, cơ chế để MTTQVN tiến hành GS&PBXH, tập hợp ý kiến của
76 Đại hội Đảng lần thứ XI (2015). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb, Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb, Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
Nhân dân, phản ánh với Đảng, Nhà nước. Đảng cử đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp tham gia vào MTTQVN các cấp, giữ vai trò chủ chốt trong UBMTTQVN và Ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó đưa Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng vào chương trình hoạt động của MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây cũng chính là cách đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, lãnh đạo cấp ủy tham gia MTTQVN là những người có đức, có tài, gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có uy tín trong Nhân dân.
Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả. Yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn xác định, nhấn mạnh việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của Nhân dân”77.
Với chức năng, nhiệm vụ của MTTQVB và các tổ chức chính trị - xã hội được Nhân dân giao cho quyền giám sát, phản biện xã hội nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân nên MTTTQVN phải xem trọng công tác phản biện xã hội và giám sát đối với các cơ quan, tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội và giám sát MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội giúp cho các cơ quan quyền lực Nhà nươc kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém, góp phần phát huy công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Do đó, việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay sẽ tăng cường hơn nữa những phương thức tập hợp các giai tầng xã hội, nhất là các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm thực hành và phát huy tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đất nước nên có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng thoái hóa, biến dạng quyền lực trong các cơ quan
77 Đại hội Đảng lần thứ XI (2015). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb, Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb, Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
Đảng, Nhà nước. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTTQVN và các đoàn thể Nhân dân đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, từ đó tập hợp khối đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở cần tăng cường và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN một cách đầy đủ, toàn diện, quan tâm, coi trọng công tác MTTQVN, từ đó tạo điều kiện tối đa để MTTQVN tổ chức triển khai chức năng nhiệm vụ theo quy định. Quan tâm tập trung chỉ đạo, triển khai hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 217,218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, chỉ đạo chính quyền kịp thời ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho MTTQVN tổ chức thực hiện. Cần ban hành các Nghị quyết chuyên đề, các quy định và cơ chế cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, tham gia của MTTQVN sau GS&PBXH.
Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức, bộ máy cán bộ của MTTQVN nhằm đáp ứng yêu cầu công tác Mặt trận và tương xứng với nhiệm vụ đặt ra của hoạt động GS&PBXH trong giai đoạn hiện nay. Cử những cán bộ đủ tiêu chuẩn sang công tác MTTQVN; thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ Mặt trận và các đoàn thể bình đẳng như cán bộ làm công tác đảng, công tác chính quyền, luân chuyển ngang từ các cơ quan cùng cấp và luân chuyển dọc từ Trung ương tới các địa phương và cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của MTTQVN, tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chỉ đạo về công tác đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN và các đoàn thể Nhân dân