Yếu tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 44 - 45)

50 Đoàn Minh Huấn (2010) Vai trò của giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5.

1.3.3 Yếu tố kinh tế xã hộ

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi mỗi một cá nhân cần có sự tích cực, tự giác tối đa; “giải phóng các cá nhân tham gia hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào những kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu, …và tạo điều kiện để họ trở thành chủ thể tự chủ của hoạt động kinh tế. Tính độc lập tự chủ này góp phần hình thành nên tính cách năng động, sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm xuất hiện các cơ sở kinh tế để cá nhân thực hiện sự tự do bình đẳng của mình, tạo điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực cá nhân”. Nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự phát triển đa dạng. Mọi người năng động hơn trong việc tính toán, làm ăn, đòi hỏi hoạt động của MTTQVN và các đoàn thể phải thay đổi cho phù hợp. Trong điều kiện của cơ chế thị trường người dân quan tâm đến thu nhập để sống, lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Lợi ích kinh tế hàng ngày là cơ sở để người lao động có thể đảm bảo và

cải thiện dần điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, bảo vệ sức khoẻ, vui chơi, giải trí, nâng cao dần chất lượng cuộc sống…Quần chúng chỉ gắn bó với đoàn thể của mình, khi họ tìm thấy ở đó những lợi ích chính đáng và được đoàn thể bảo vệ những lợi ích đó. Lợi ích đó gắn liền với trách nhiệm công dân trước pháp luật và không đối lập với lợi ích cộng đồng và dân tộc.

Tuy nhiên hệ lụy của nền kinh tế thị trường đó chính là chạy theo lợi nhuận, bỏ qua những tiêu chuẩn về đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nền kinh tế thị trường bên cạnh tính ưu việt của nó thì nó đã tạo ra các vấn nạn xã hội đó chính là sự tham ô, tham nhũng, tiêu cực, buôn bán hàng cấm, hàng giả,…. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, phân hoá xã hội. Sự phân hoá này diễn ra toàn diện với khoảng cách mức sống, chất lượng sống ngày càng chênh lệch giữa các vùng miền, giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, một bộ phận người nông dân mất tư liệu sản xuất; những bất cập trong thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù khi thu hồi đất, giá cả tăng, giảm bất thường làm cho đời sống và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển nhưng dân chủ công khai và công bằng xã hội chưa đảm bảo, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân chưa được ngăn chặn hiệu quả. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công dân còn hạn chế; tình trạng lợi dụng dân chủ, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, đông người, gây rối trật tự xã hội vẫn còn xảy ra,…

Chính những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ yếu tố kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay trong tiến trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì đó chính là thời cơ và thách thức để nước ta đạt được mục tiêu mà trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra mà MTTQVN tham gia đóng góp bằng hoạt động GS&PBXH.

Một phần của tài liệu LUAN VAN BV-BUI THI BE BA-911819019 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w