ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 28 - 29)

Về cấu trúc, thơ là một dạng ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người và làm thơ tức là làm thế nào cho ngôn ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Vì thế, đặc điểm về nghệ thuật nổi bật của một tác phẩm thơ nghệ thuật là việc sử dụng các biện pháp tu từ, các phương tiện chyển nghĩa. Chúng là điều kiện tất yếu để tạo đời sống tinh thần và thể xác cho vạn vật và cho những ý niệm trừu tượng như thời gian, không gian, kỉ niệm, hạnh phúc...

Các nhà thơ đã mã hoá ngôn ngữ trở thành các quan điểm nghệ thuật của mình trong các bài thơ. Trong số các kí hiệu mã hoá đó nổi lên là ẩn dụ. Ẩn dụ là một trong những kí hiệu mã hoá bởi nó đem cái lạ vào ngôn ngữ, tạo hình ảnh và đồng thời đem đến chiều sâu cho ngôn ngữ. Các tầng lớp ý nghĩa không bộc lộ trực tiếp như “1+ 1 = 2” mà ẩn sâu trong những câu chữ. Người đọc phải tìm hiểu, khám phá cái phần chìm lấp đó.

Hoàng Nhuận Cầm được đánh giá là nhà thơ quê và chất trí tuệ của một hồn thơ quê những đầy lãng mạng của chàng thư sinh đang dang dở trên ghế nhà trường xung phong ra trận tuyến ấy được tạo nên chính nhờ tài năng và nghệ thuật mã hoá ngôn từ, trong đó có việc sử dụng ẩn dụ. Ẩn dụ tri nhận diễn tả đầy đủ nhất tâm sự nhà thơ cũng như con mắt của nhà thơ về thế giới quan với những vấn đề phức tạp và cũng không thiếu tính chất lãng mạn của cuốc sống. Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là một vấn đề không mới nhưng vô cùng đa dạng, làm cho bất kỳ ai mỗi khi đọc về thơ ông cũng đều có những cảm nhận đầy thú vị khác nhau.

Theo kết quả khảo sát ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm với 75 bài thơ in ở 2 tập thơ Viên xúc xắc mùa thu và Hò hẹn mãi cuối cùng em

cũng đến. Tác giả đã sử dụng tất cả 165 ẩn dụ cấu trúc. Ẩn dụ cấu trúc được

sử dụng trong thơ Hoàng Nhuận Cầm khá nhiều với ba nguồn biểu trưng chính là: nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người, nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên.

Bảng 2.1. Thống kê ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm Nguồn biểu trưng Số lượng Tỷ lệ (%)

Bộ phận cơ thể con người 97 58,7 Từ giới tự nhiên 78 41,3

Tổng 165 100

Qua hai tập thơ, ẩn dụ cấu trúc được Hoàng Nhuận Cầm sử dụng rất đa dạng, phong phú và hợp lý tuỳ thuộc vào đề tài, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ngữ cảnh. Trong đó, ẩn dụ có nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người có số lượng cao hơn (58%)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w