Đánh giá kết quả khảo sát, thống kê, phân loại các biểu thức ẩn dụ sự việc, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 70 - 79)

3.2.1. Khảo sát chung

Qua kết quả khảo sát của chúng tôi, trong số 130 ẩn dụ bản thể, có 35 ẩn dụ chỉ sự việc hành động, công việc, trạng thái, chiếm 26,9 % trong tổng số các ẩn dụ bản thể. Những ẩn dụ bản thể này được Hoàng Nhuận Cầm sử dụng để nhận biết những sự việc, sự kiện, hành động, công việc, tính chất và các trạng thái. Trong đó những sự kiện, hành động, được hiểu như là đối tượng, những công việc được biểu hiện bằng chất liệu, còn trạng thái được hiểu như những vật chứa.

3.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát, thống kê, phân loại các biểu thức ẩn dụsự việc, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất sự việc, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất

Những cung bậc xúc cảm trong tình yêu, những hình tượng thơ mới mẻ, sống động, muôn hình muôn vẻ trong các thi phẩm của Hoàng Nhuận Cầm luôn tạo được ấn tượng mạnh đối với người thưởng thức. Người đọc thẩm thấu thơ ông bằng cảm xúc, bằng sự đồng điệu gọi mời trên từng câu chữ.

Mai đành xa sông Thương thật thương Mắt nhớ một người, nước in một bóng Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng

Anh một mình náo động một mình anh.

(Sông Thương tóc dài)

Ẩn dụ bản thể: “Sông” và “Mây” là vật chứa, chất liệu vật chứa là nước, là chim là người giữa vòm trời mây rộng lớn. Chúng thể hiện được cá cảm xúc của Hoàng Nhuận cầm: luôn suy tư, trầm lặng giữa bốn bề cuộc sống. Hình ảnh xuyên suốt- hình ảnh một dòng sông chảy lặng lẽ, đây là hình tượng thơ chuyển tải những cung điệu xúc cảm, những trạng thái, biến chuyển trong tâm tư của nhân vật trữ tình. Người chỉ có một mà suy tư thì trăm ngả.

Hoàng Nhuận Cầm sử dụng hình ảnh dòng sông chuyển tải những xúc cảm, những suy tư của mình. Những vần thơ ấy không chỉ được tạo hình bởi một hình ảnh đơn thuần, một chuỗi ngôn từ giàu nhạc điệu mà là kết quả của một quá trình tri nhận, là quá trình đi từ miền ý thức đến việc tạo hình hài cho từng ý niệm cụ thể. Khi đọc câu thơ lên, ta sẽ bắt gặp ngay hình bóng con người: nỗi khát khao, sự khổ đau, niềm trăn trở… của mội con người sôi nổi, mạnh mẽ giữa dòng đời đang lặng trôi. Điều này cũng làm cho độc giả đọc cảm nhận điệu thơ cũng là đang trải nghiệm lại sự nhận thức của bản thân mình một cách tự nhiên nhất.

Đất ơi đất sao mà tha thiết thế

Đây bạt ngàn mắt lính có sông Hương

(Giữa hai hàng lục bát) Mỗi vật chứa là một ẩn dụ và trong trường hợp này “Đất” và “sông Hương” biểu tượng cho cội nguồn, cho vể đẹp, cho tâm hồn khát khao yêu đương là những ẩn dụ vật chứa. “đất” dung chứa mọi vật, đất và dòng sông là nơi con người sinh ra lớn lên, gắn bó và in hình trong tâm trí, như lòng người dung chứa những khao khát, những xúc cảm vô bến bờ. Với dòng thơ “Đây bạt ngàn mắt

lính có sông Hương”, người đọc sẽ tri nhận được rằng: biểu thức ngôn ngữ chính là vật chứa đối với ý nghĩa, hình ảnh là vật chứa của những cung bậc tình cảm. Khám phá từng câu chữ, các giác quan của người đọc lại bung mở để đón nhận những xúc cảm, những nỗi niềm của người chắp bút. Miền không gian tinh thần lại rông cửa để đón nhận những vận động, những tác động của thế giới ngoại cảnh.

Khi bước vào cuộc chiến đấu trường chinh của dân tộc, Trái tim của Hoàng Nhuận Cầm cũng hòa mình vào với cuộc chiến đấu của đất nước để giành độc lập tự do. Chào đón cách mạng ở tuổi đôi mươi, với tâm hồn trong trẻo của những chàng thư sinh nhưng tấm lòng Hoàng Nhuận Cầm đã đến với cách mạng từ phong trào “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương

lai”. Chiến tranh gắn với sự mất mát, đẫm máu nên Hoàng Nhuận Cầm đã nói

đến những giọt nước mắt đau thương qua hình ảnh đầy ý nghĩa.

Sau chiến tranh ...

Con sáo Co một chân

Đứng giữa chiến hào. Bờ ao

Người thương binh Ngồi thổi sáo Chiếc nạng

Cắm trên đất mẹ của mình.

(Tái bút của người lính)

Ẩn dụ bản thể: đất mẹ, bờ ao, chiến hào là vật chứa có chung một chất liệu vật chứa là nỗi đau, con sáo co một chân càng tô đậm thêm hình ảnh người thương binh không còn lành lặn với đôi nạng gỗ. Hoàng Nhuận Cầm nhìn thế giới quanh mình như đang bị mất mát đi những thứ quý giá, là sự thổ lộ khoảnh khắc nỗi lòng trong tâm hồn nhà thơ nói riêng và cho nỗi lòng của dân tộc nói chung. Vì vậy chúng diễn tả tinh thần vươn dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam nói chung và vai trò của Người trong việc soi sáng, dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, tối tăm nói riêng.

Đi qua cuộc chiến khốc liệt, chịu đựng những hi sinh và mất mát của thế hệ mình, Hoàng Nhuận Cầm biết trân trọng và nâng niu giấc mơ con trẻ trong thời bình. Giữa thời hiện tại bình yên và quá khứ nhiều bão giông là đôi bờ suy tưởng:

Ta đã thực vào đời bằng nước mắt Để con ta mơ mộng đến bên đàn Ta đi như mèo trên phố Vắng Gọi tên con như gọi các thiên thần

Ẩn dụ bản thể: Đời, phố vắng là vật chứa, ta, con ta, mèo là chất liệu vật chứa. Những dòng thơ là sự đúc kết của cuộc đời không thiếu niềm vui nhưng cũng nhiều nước mắt. Giữa những dòng thơ hiện lên hình ảnh hai cha con, hai thế hệ khác nhau, gần như đối lập về hạnh phúc và khổ đau nhưng vượt lên trên hết là tình phụ tử. Người cha hi sinh tất cả, nhận về mình tất cả những đau khổ, những đắng cay để cho con được hạnh phúc. Hoàng Nhuận Cầm như thấy mình trẻ lại trong giấc mộng của trẻ thơ.

Hoàng Nhuận Cầm cũng dành cho người vợ của mình những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất:

Đường cha bước đúng ngày hoa đỏ thắm Rơi như mưa, như máu đổ bên đường Em đã đến cùng tôi như tín ngưỡng

Cám ơn Người, kinh thánh của tình yêu.

(Nhớ ngày mai)

Một tình yêu thậm chí được cảm nhận như sự tôn sùng, như sự trân trọng tôn thờ điều thiêng liêng nhất. Lời cảm ơn ấy đã gói trong cả một tình yêu son sắt, một sự biết ơn tận đáy lòng. Không phải là em đã “đến với tôi” mà “đến cùng tôi”, “cùng” mang dấu ấn của sự đồng hành và chia sẻ, mang dấu ấn của sự cam kết cả cuộc đời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong một thoáng chợt thấy mình tù tội Em ơi em, em lại trói anh rồi.

(Tháng ba quay lại…) Hình ảnh người vợ chỉ ít lần thoáng qua trong thơ anh nhưng đã tạo cho thơ anh một sự đủ đầy trong hình ảnh một mái gia đình yên ấm. Hình ảnh ngôi nhà không xuất hiện nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhưng chỉ bằng đôi lần thoáng hiện cũng đủ khơi dậy những suy tư về tổ ấm:

Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ Gió em vào - nếu chán – gió lại ra.

(Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến)

Ngôi nhà của Hoàng Nhuận Cầm chẳng bao giờ khép cửa, không khép cửa để đón những người ra đi trở về, đó là nơi của mọi bắt đầu, nơi có em và có con, nơi gìn giữ một tình yêu vĩnh viễn...

Có một điều đặc biệt ở thơ Hoàng Nhuận Cầm, mùa thu hiện lên với những vẻ đẹp và được nhà thơ tri nhận đầy tinh tế. Nó là một trạng thái thời

gian để lại nhiều cảm xúc nhất với thơ Hoàng Nhuận cầm. Mùa thu được coi là mùa tri kỉ của thơ ca, bởi lẽ mùa thu vốn buồn mà thơ ca tự khi ra đời đã nhuốm một màu buồn. Nếu mùa xuân mang vẻ đẹp của sức sống căng tràn, của các cuộc hội ngộ; thì mùa thu lại mang vẻ đẹp của sự tàn phai, của chia ly. Mùa xuân mang đến nhiều niềm vui, thì mùa thu mang đến những nỗi buồn nhẹ nhàng mà lan toả, thấm vào lòng người. Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ viết nhiều và viết hay về mùa thu. Dường như tâm hồn của ông cũng chính là hồn thu. Trong những trang thơ đầu tiên của cuộc đời cầm bút, mùa thu đã được Hoàng Nhuận Cầm dành nhiều ưu ái:

Mùa thu tục ngữ, ca dao Mùa thu tôi tự khi nào đã yêu.

(Mùa thu tôi yêu)

Ẩn dụ bản thể: Mùa thu là vật chứ, tục ngữ, ca dao, tự hào là chất liệu vật chứ. Đọc xong hai câu thơ, rõ ràng ta đã thấy Hoàng Nhuận Cầm yêu mùa thu từ trong truyền thống, trong đời sống văn hoá, trong những câu tục ngữ, ca dao, từ những câu Kiều hay từ cội nguồn dân tộc. Qua nhiều biến thái tâm hồn, mùa thu lại mang đến cho Hoàng Nhuận Cầm những cảm xúc khác nhau. Mùa thu có khi được nhìn qua bình diện thời gian, cũng có khi được nhìn qua bình diện không gian, nhưng được nhìn nhiều hơn cả là trên bình diện tâm hồn. Tâm hồn của một người nghệ sĩ đa cảm và tràn đầy nhiệt huyết với thơ, với thu.

Hoàng Nhuận Cầm đã đi qua sáu mươi mùa thu trong cuộc đời, nhưng có lẽ trong sáng và đẹp nhất là những mùa thu của tuổi thơ:

Mùa thu ấy bạn cầm tay

Cùng tôi đi hết quãng ngày còn thơ.

(Mùa thu tôi yêu))

Anh đã nhớ biết bao, yêu da diết biết bao mùa thu tuổi hai mươi. Đó thực sự là mùa thu trong trẻo của những tháng ngày tuổi trẻ:

Nước trong vắt mùa thu chim sẻ hót.

(Khi mình hai mươi tuổi)

Mùa thu trong vắt đã là hành trang cho nhà thơ vào chiến trường cầm súng và cầm bút. Những năm tháng xa nhà đi chiến đấu ấy, mùa thu vẫn không lỗi hẹn cùng thơ anh. Bởi dù không ở Hà Nội nhưng anh lại sống giữa Trường Sơn đại ngàn. Mùa thu của núi rừng đại ngàn ấy mang vẻ đẹp quyến rũ riêng để anh hào hứng. Với người lính trẻ Hoàng Nhuận Cầm, mùa thu mãi như thuở ban đầu ra trận. Và những chiến công lớn lao nhất dành được cũng là những chiến công mùa thu:

Chiến công đâu còn là điều bất chợt Chiến công thành điệp khúc suốt mùa thu.

(Tâm sự tiểu đội gác đường rừng)

Điều khác biệt đối với các nhà thơ viết trước và cùng thời với Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ dùng mùa thu chứ không phải mùa nào khác để đếm tháng, đếm năm:

Vẫy tay đưa tám mùa thu qua

Mùa thu nào cũng rưng lòng và xúc động.

(Tâm sự tiểu đội gác đường rừng)

Anh lính trẻ thốt lên như chợt nhận ra “Lại sắp sửa mùa thu rồi đấy”. Anh lại thêm một mùa thu tuổi đời và thêm một mùa thu tuổi quân, thêm những chiến công và thêm những mùa thu kỉ niệm. Anh bao giờ cũng yêu và mong chờ mùa thu như thế.

Và trở về từ cuộc chiến, vẫn Hà Nội ấy, vẫn con đường ấy, vẫn góc phố, hàng cây ấy... Nhưng trong cảm nhận của Hoàng Nhuận Cầm, con người lại có sự khác xưa. Sau những mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, tâm hồn người lính sâu sắc hơn và mùa thu cũng không còn như ngày thơ bé nữa. Mùa thu bây giờ trở thành tín hiệu của nỗi buồn:

Dăm đứa bạn dắt tay tìm quán lạ Có mắt dài trông ngóng bụi thu đi.

(Nến sắp tắt)

Trên vai ngút ngàn mắt mẹ mùa thu Sao mai thắp giã từ ta với bạn.

(Chào sao mai) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi trang thơ, mỗi bài thơ, mỗi dòng thơ của Hoàng Nhuận Cầm là một tâm trạng. Thơ ông là biết bao tâm trạng, có khi vui, khi buồn, khi âu yếm, khi run rẩy đợi chờ và Hoàn Nhuận Cầm coi tình yêu cũng giống như mùa thu:

Tình yêu đến trong đời không báo động Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ Viên xúc xắc mùa thu ru trong cỏ Mắt anh nhìn sáu mặt bão mưa giăng.

(Viên xúc xắc mùa thu)

Năm 1993, Hoàng Nhuận Cầm lấy tên tập thơ tâm huyết của mình là

Viên xúc xắc mùa thu - và đó cũng là tập thơ đánh dấu sự trưởng thành của

thơ anh. Anh từng nói, anh muốn dùng hình ảnh viên xúc xắc với sáu mặt biến hoá như những bí ấn, bất ngờ của nghệ thuật và tất cả đều “lắc cắc tiếng thơ anh”. Nhưng vì sao lại là Viên xúc xắc mùa thu chứ không phải một mùa

nào khác? Một khung cảnh nào khác? Câu trả lời nằm trong chính những trang thơ của anh, bởi ở đâu trên từng trang thơ ấy bạn đọc cũng tìm thấy những mùa thu độc đáo, riêng biệt, có mùa thu buồn, mùa thu vui, có mùa thu xa xôi tiếc nhớ, có mùa thu nức nở hoài niệm... “Kỉ niệm trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là những bâng khuâng nuối tiếc rất thu và rất thơ”

Tiểu kết

Ẩn dụ có trong tư tưởng và hành động của của con người. Vì thế khi quan sát một sự vật hay một hiện tượng nào đó, chúng ta thường ý niệm nó cùng với những trải nghiệm của chúng ta. Ẩn dụ là cái nằm đằng sau sự biểu hiện của các từ ngữ. Các từ ngữ mà chúng ta sử dụng để mô tả các khái niệm trừu tượng đều là các từ ngữ có ý nghĩa cụ thể được ẩn dụ che lấp đi. Ẩn dụ

tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm được tạo nên bởi các từ ngữ, hay đó là đặc trưng văn hóa dân tộc của chính ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam- ngôn ngữ tự nhiên nhưng giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu cảm. Ẩn dụ bản thể là một bộ phận trong ẩn dụ tri nhận. Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, ẩn dụ bản thể tập trung ở loại ẩn dụ không gian hạn chế và sự kiện, hành động, công việc. So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể ít hơn về số lượng. Vì vậy sự phân bố dung lượng ẩn dụ bản thể trên mỗi trang thơ ít hơn.

Thơ Hoàng Nhuận Cầm lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mà anh đã trải qua. Cảm hứng về tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng, cảm hứng về chiến tranh và người và người lính say mê với lý tưởng, cảm hứng về tình yêu bất tận với thời gian...Ở mặt nào của cảm xúc, Hoàng Nhuận Cầm cũng thể hiện được niềm say mê của mình với đời và với thơ. Nói cách khác, thơ anh lấy cảm hứng từ cuộc đời dù cuộc đời ấy không phải lúc nào cũng tươi đẹp, cũng hạnh phúc như anh mong muốn. Tuy nhiên với anh, với thơ anh cuộc đời không phải là tuyệt vọng, dù cho thơ anh có những khoảnh khắc buồn, cô đơn. Thơ anh cũng như viên xúc xắc sáu mặt hay chỉ là một mặt của chính tâm hồn anh. Anh cảm nhận nhiều mặt của cuộc đời chỉ bằng một mặt của cảm xúc, của chính tâm hồn anh. Những cảm hứng trong thơ anh không tách thành từng mảng riêng rẽ mà thống nhất trong một mặt đó là tiếng thơ Hoàng Nhuận Cầm.

III. KẾT LUẬN

Xuất hiện giữa nền thơ trẻ chống Mỹ với rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, thơ Hoàng Nhuận Cầm vẫn mang đến một tiếng nói riêng, không trộn lẫn. Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong một sớm một chiều, mà được nảy sinh, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình sáng tác. Tìm hiểu những giá trị tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng ta gần như hình dung được anh đã sống ra sao? day dứt và trăn trở những gì? từ tình yêu đầu tiên cho đến khi đã bước vào mùa thu của đời người, từ khi là chàng lính sinh viên rời giảng đường đi ra mặt trận cho đến khi trở về đời thường với bao gánh nặng và lo âu của thời hậu chiến…Và cứ thế thơ Hoàng Nhuận Cầm đi vào lòng độc giả giản dị, hồn nhiên và chân thành hết mực. Những bài thơ của anh đã thực sự “tự sống” trong lòng những người yêu thơ. Ẩn dụ cấu trúc xuất hiện khá nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Ẩn dụ cấu trúc được Hoàng Nhuận Cầm sử dụng rất linh hoạt, với ba nguồn biểu trưng quy chiếu đến các đích. Đó là nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người với 165 ẩn dụ, chiếm 55,9 %. Trong đó ẩn dụ tri nhận có nguồn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 70 - 79)