Như chúng tôi đã đề cập, ẩn dụ bản thể “thực chất là phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian” [1, tr312]. Ẩn dụ bản thể và chất liệu hình thành do kinh nghiệm của chúng ta trong việc tri giác những đối tượng vật lý và các chất liệu tạo nên một cơ sở khác nhau để ngữ nghĩa hoá các ý niệm vượt ra ngoài ranh giới của sự định hướng đơn giản. Có thể nói, ngữ nghĩa kinh nghiệm của chúng ta trong các thuật ngữ đối tượng cùng với chất liệu cho phép chúng ta chiết xuất ra như một bộ phận của kinh nghiệm chúng ta và giải thích chúng như những bản thể.
Biểu tượng về những loại ẩn dụ bản thể gồm: ẩn dụ vật chứa với: không gian hạn chế; trường thị giác; sự kiện, hành động, công việc, trạng thái.
Chẳng hạn: Trường thị giác cũng được ngữ nghĩa hoá như một vật chứa, còn cái được nhìn thấy chính là cái được chứa đựng của vật chứa ấy. Do đó mà có cách nói: Cái máy bay đã nằm trong tầm ngắm, hay: Mắt em long lanh
hạnh phúc…
Các sự kiện, hành động nhờ cách ẩn dụ bản thể nên được tri nhận và hiểu như những đối tượng; các công việc được biểu hiện bằng chất liệu, còn các trạng thái được hiểu như những vật chứa. Do vậy, chẳng hạn, cuộc thi chạy maratông là một sự kiện được tri giác như một bản thể (đối tượng) gián đoạn. Cuộc thi chạy này có thời gian, không gian xác định nên được xem như đối tượng - vật chứa, trong đó chứa đựng nhũng người tham gia, các hành động: xuất phát, về tới đích, trao giải thưởng…
Hay trong câu: “Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng ngày Quốc
khánh, thầy và trò trường Tiểu học A ra sức nỗ lực học tập” thì cách nói
“Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng ngày Quốc khánh” đã cho thấy trạng thái tình cảm đã được tri nhận/ hiểu như một vật chứa. Đó là một ẩn dụ bản thể.
Loại ẩn dụ Số lượng Tỷ lệ (%)
Ẩn dụ vật chưa, không gian hạn chế 71 54,6 Ẩn dụ sự việc, công việc, hoạt động, trạng
thái, tính chất 59 45,4
Tổng 130 100
Kết quả nghiên cứu, khảo sát 75 bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi đưa ra mấy nhận xét tổng quát bước đầu như sau: Hoàng Nhuận Cầm đã sử dụng tất cả 130 ẩn dụ bản thể. Như vậy, bình quân mỗi trang là 0,33 ẩn dụ bản thể. Ẩn dụ bản thể được sử dụng trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là khá nhiều. Dưới đây là kết quả thống kê chung: