Nguồn biểu trưng từ giới tựnhiên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 59 - 64)

Trong các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, các ẩn dụ được xây dựng có nguồn là những hiện tượng tự nhiên không phải chỉ đơn thuần miêu tả các hiện tượng tự nhiên như: nắng, mưa, bão, sấm chớp, rừng, núi... Các câu thơ chứa các hiện tượng tự nhiên ây chủ yếu là để biểu trưng, để nói về các hành động, tính chất, tình thế... của con người. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề này trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Có rất nhiều nha thơ đã viết về mùa Thu, nhưng Hoàng Nhuận cầm viết về nó về mùa thu với thứ chất liệu rất đặc biệt và riêng có. Có một nhà thơ đã nói:

"Yêu Cầm thì được nhưng lấy Cầm thì phải có tấm lòng bồ tát". Bởi lẽ “tình”

của Hoàng Nhuận Cầm như mùa thu vậy. Đó không phải là hiện tượng thời tiết theo lẽ tự nhiên thông thường, mà với Hoàng Nhuận Cầm, mọi cảm xúc đều bắt đầu từ mùa thu. Mối tình đầu không thành nên thơ Cầm thường láy đi láy lại cái tuổi 16 thơ dại:

"Thưa em mùa Thu toàn khoan dung tóc thả ngang vai thời trang năm 87 và chuyến tàu đầu tiên đã chạy

góc đường Nguyễn Du, mẩu thuốc, dấu giày. Có ai nhớ mình qua đây

năm mười sáu ngây thơ tình cúc dại Cột đèn xưa hôm nay anh gặp lại cái thằng trai khờ dại đón mưa về"

(Nến sắp tắt)

Sự ra đời của Viên xúc xắc mùa thu đã khẳng định tài năng nghệ thuật của Hoàng Nhuận Cầm và khẳng định vị trí của nhà thơ trong lòng bạn đọc, nhất là những độc giả trẻ tuổi. Những dòng thơ “lốm đốm chim bay” đã cùng đi qua thời lãng mạn. Mà lãng mạn thì dường như chỉ thuộc về tuổi trẻ. Anh biết mình

không còn trẻ nữa, nhưng lòng anh trẻ lắm, tình anh trẻ lắm, và vì thế chẳng có gì có thể ngăn thơ anh không trẻ.

Mẹ tôi giã gạo nuôi tôi Chày mùa thu gõ mãi lời nước non

Từ thu có ông trăng tròn

Từ thu trong quả bưởi thơm ngọt ngào Từ thu rước đèn ông sao

Mùa thu tôi tự khi nào đã yêu.

(Mùa thu tôi yêu)

Mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm có quá nhiều chất liệu, có bưởi, có trăng, có đèn ông sao và có cả niềm tự hào. Mùa thu với Hoàng Nhuận Cầm là tất cả những liên tưởng, ăn sâu vào tiềm thức, đến nỗi bất cứ chuyện gì xảy ra, ông đều cảm nhận nó trong giai điệu của mùa thu.

Nếu tôi chết - Hãy tìm tôi nhé Một trưa nào như trưa mùa Thu Chiến hào năm thằng lăn ra ngủ Tôi giật mình - tiếng đại bác ru.

(Tốt hơn đừng chết)

Viết về người cha, Hoàng Nhuận Cầm viết với tình yêu và hào khí và tình yêu rực cháy nơi chiến trường. Có người nói là một "nhà điêu khắc chữ". Phải điêu khắc bằng hồn vía và nỗi nhớ khôn nguôi với người cha của mình mới viết nổi những câu thơ như thế này:

Đường cha bước đúng ngày hoa đỏ thắm Rơi như mưa, như máu đổ bên đường

(Nhớ ngày mai)

Đó là tâm trạng của nhà thơ khi nhớ về người cha và khi đang đối diện với hiểm nguy, ranh giới giữa cái sống và cái chết cận kề, ông lại nghĩ về ngày mai, ngày mai của mình với tư cách người làm cha.

Cha khao khát sau này Thích gì, con hát thế Dù cha thành

Xác pháo Để mừng con.

(Nhớ ngày mai) Khi cha mất, Hoàng Nhuận Cầm đã khóc cha, nức nở nhắc đến những bài hát hay nhất của cha mình là Ngày về và Mơ hoa:

"Trên trời xanh, dưới cỏ xanh Vỡ đôi hạt lệ long lanh Ngày về

Cúi đầu lạy tạ sơn khê

Mơ hoa từng cánh rụng tê tái lòng Con đường thẳng, con đường cong Trái tim quặn thắt…

theo vòng bánh xe…"

Đối với các con, Hoàng Nhuận Cầm coi chúng như một điểm tựa:

"Các con là Ngọn lửa Các con là Mầm xanh Các con xòe tay đỡ Cho bố chưa lìa cành" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ẩn dụ vầng trăng được nhà thơ sử dụng với ý nghĩa biểu trưng lớn lao. Vầng trăng là tri kỷ, nơi:

Lưỡi xẻng đào trong gió rét căm căm Lưỡi xẻng cong vầng trăng vừa lớn dậy Sao Mai ơi, góc trời em có thấy

Mùi đất nồng quanh áo lính đêm nay

(Chào Sao Mai)

Hành trình từ tuổi thơ nhọc nhằn đến khi trở thành chàng lính trong những năm tháng chiến tranh gian khổ giữa đại ngàn Trường Sơn, ánh trăng luôn đồng hành cùng thi sĩ. Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Với Hoàng Nhuận Cầm, trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người lính trong thơ Cầm dù trong hoàn cảnh gian khổ thế nào cũng vẫn trong sáng và lãng mạn, trong một bài thơ văn xuôi, hình ảnh người lính hiện ra thật đáng yêu, nó át hết cái khốc liệt của chiến trường. Vậy mà Hoàng Nhuận Cầm lại luôn nói: "Có làm thơ đâu mà gọi các anh là thi sĩ. Chiến trường các anh ở những vùng rất sâu. Sâu ở rừng xưa vốn đã sâu rồi. Sâu ở chiếc gùi đồng bào Pa Kô vượt mấy thung sâu đem nắm rau rừng cho bộ đội, sâu ở những hố bom sâu, sâu ở vết thương hoắm sâu vẫn ghì súng AK bắn giặc bốn bên ùa vào như châu chấu, sâu ở nỗi nhớ mùa mưa có thằng bạn đất chèo vẫn hát "sắp mưa ngâu".

Trăng cũng biểu trưng cho thời gian của cuộc đời. Hoàng Nhuận Cầm đưa ánh trăng vào thơ một cách rất ý nhị và tinh tế.

Ba trăm trăng lẻ vỡ lời thở than Hương cong dấu hỏi tro tàn Đường xa-xa tắp hai bàn chân ai

Nuốt chưa xong Cõi Thở Dài

(Ba dấu chấm)

Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng “trăng lẻ” với tâm trạng của con người hiện tại, đơn độc lê thê qua kiếp nhân sinh. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Khi cái tuổi đôi mươi khí thế hừng hựng nơi chiến trường, sống với rừng với biển, với mây trời, khi ấy vầng trăng, ánh sao hay những cơn mưa rừng gió lốc vân chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, khi trở về với thực tại, cuộc sống cơm áo gạo tiền làm những hiện tượng tự nhiên ấy không còn được quan tâm nhiều nữa, mà vầng trăng lúc này là thế thái nhân tình.

Tiểu kết

Như vậy, quá trình biểu trưng hóa và sự liên tưởng đã tạo nên các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. Khảo sát ngữ liệu cho thấy, trong thơ Hoàng Nhuận Cầm có hai nguồn biểu trưng được quy chiếu sang đích là trạng thái cảm xúc, những hoạt động, phẩm chất của con người mang ý nghĩa về nhân sinh về cuộc sống. Đó là nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người; nguồn biểu trưng từ các hiện tượng tự nhiên.

Có thể thấy lối tri nhận thể hiện trong thơ Hoàng Nhuận Cầm được xuất phát từ nguồn gốc văn hóa mang tính phổ quát, trong đó những tri thức nền đều xuất phát từ cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng về thế giới khách quan.

Qua các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng ta thấy hiện lên quan điểm nghệ thuật trong thơ ông là phải yêu đời, tha thiết với cuộc sống bởi cuộc sống là nguồn gốc của thơ, chất thơ tồn tại ngay trong sự sống hằng ngày, và rõ ràng cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì nếu không có thơ. Thơ Hoàng Nhuận Cầm không rộn ràng hào nhoáng nhưng bên trong

đó là một trái tim dào dạt yêu đời, yêu người, yêu dân tộc và đất nước, con người Việt Nam. Từ trong ghế nhà trường, ra chiến trường và trở về với đời thường, Hoàng Nhuận Cầm luôn tự hào về sự nghiệp anh hùng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường chinh để giành độc lập. Hoàng Nhuận Cầm cứ tự nhiên, chân thành đến mộc mạc khi khắc hoạ chân dung và tính cách của mình khi đối diện với thực tại chiến tranh và với hiện thực của cuộc sống sau chiến tranh. Và chúng ta cũng nhận thấy một Hoàng Nhuận Cầm chân thành hết mình vì cuộc sống và vì tình yêu cuộc sống.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 59 - 64)