Khảo sát chung

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 65 - 70)

So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể trong thơ Hoàng Nhuận Cầm ít hơn về số lượng do đó, sự phân bố trên các trang thơ cũng thưa thớt hơn. Ẩn dụ bản thể vật chứa, không gian hạn chế với những loại và những cách thể hiện của chúng được chúng tôi trình bày trong những phần dưới đây.

Bảng 2.6. Thống kê ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế trong thơ Hoàng Nhuận Cầm

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Vật chứa là cơ thể con người 37 52,1 Vật chứa là những thực thể trong không

gian 35 47,9

Tổng 71 100

Trong 130 ẩn dụ bản thể có tới 71 ẩn dụ bản thể thuộc loại không gian hạn chế, (chiếm 54,6 %). Trong đó chất liệu vật chứa là cơ thể con người gồm ẩn dụ chiếm 28,4 % trong tổng số các ẩn dụ bản thể và chiếm 52,1 % trong số các ẩn dụ bản thể có vật chứa là cơ thể con người).

Vật chứa là những thực thể trong không gian chiếm 55 ẩn dụ, chiếm số lượng lớn trong ẩn dụ không gian hạn chế (42,6 % trong tổng số các ẩn dụ bản thể và chiếm 56,1% trong ẩn dụ bản thể thuộc loại không gian hạn chế).

3.1.2. Đánh giá kết quả khảo sát, thống kê, phân loại các biểu thức ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế

Mỗi con người là cái chứa đựng bị hạn chế bởi bề mặt của thân thể tạo nên thế giới bên trong cơ thể và bên ngoài cơ thể. Con người là những thực thể vật lý hạn chế trong một không gian nhất định và tách biệt thế giới còn lại bởi bề mặt. Ta cũng nhận thấy rằng, con người là vật thể khép kín, chứa những kênh liên lạc với thế giới ngoại cánh sẵn sàng phản ứng tác động lại thế giới bên ngoài nhờ các cơ quan cảm giác.

Với Thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều ẩn dụ bản thể không gian hạn chế được nhà thơ sử dụng là một biện pháp tạo nên những giá trị nghệ thuật đa dạng. Con người là vật chứa của thế giới bên trong và tạo giới hạn với thế giới bên ngoài. Nhưng mỗi bộ phân bên trong cơ thể lại tiếp tục trở thành vật chứa của của những thế giới khác theo những sự tri nhận về thế giới của các dân tộc khác nhau để thể hiện những nét nghĩa biểu trưng. Về lĩnh vực này chúng tôi nhận thấy có nhiều ẩn dụ bản thể và ẩn dụ cấu trúc có sự kết hợp với nhau. Nhìn từ góc độ này chúng là ẩn dụ cấu trúc nhưng khi lấy con người làm trung tâm của sự tri nhận thì chúng lại là ẩn dụ bản thể. Tuy vậy, nghĩa biểu trưng mà các ẩn dụ này mang lại thì không khác xa nhau, chỉ là một số sự khác biệt bộ phận chứ không phải là khác biệt tổng thể. Chẳng hạn

Lông ngỗng bay như số phận giữa trời Trọng Thuỷ đứng suốt đời không hết lạ Vệt lông ngỗng con đường tình trắng xoá Có ai hay thăm thẳm giếng không cùng

(Viên xúc xắc mùa thu)

Ẩn dụ vật chứa: trời là vật chứa, chất liệu - vật chứa là: lông ngỗng, trọng thủy, con đường, giếng... Chúng thể hiện sự bơ vơ như chính bản thân và tâm trạng của tác giả. Nhưng tình yêu đó lại đi vào ngõ cụt, đọc khổ thơ ta cũng có cảm giác chênh vênh giữa một bên là tình yêu bất tận (Mỵ Châu), và một bên là tình cảm xen lẫn tính toán (Trọng Thủy). Cảnh vật không đứng yên, không tĩnh

lặng. Và đó là một trạng thái yêu đương ở tầm không gian, ở tầm vũ trụ, ở quy mô tổng thể vì không chỉ những sự vật cụ thể mới tham gia vào vũ điệu tình ái đó, mà là cả trời và đất, cả không gian và trần gian. Những thông điệp tình yêu được nhắn nhủ một cách đầy ý nhị từ dưới đất lên trời.

Con người và thơ Hoàng Nhuận Cầm, như Phạm Khải đã viết: “...Với thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều chỗ ta chẳng cần phải giải thích dài dòng mà chỉ đơn thuần đọc lên thôi - đọc đúng như giai điệu mà tác giả quy ước trong bài thơ của anh, là bạn đọc có thể cảm được cái hay, cái đẹp của nó. Với nội dung luôn hướng về tuổi trẻ, cách diễn đạt nhuần nhị, trong sáng, cộng với cái du dương, quặn siết của giai điệu, thật dễ dàng để thơ Hoàng Nhuận Cầm chinh phục được đông đảo độc giả. Hoàng Nhuận Cầm luôn suy tưởng về thơ như tiếng vọng của đời, như tiếng lòng vu vơ bất định:

Viên xúc xắc xoay tròn trong gió xé Sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh.

(Viên xúc xắc mùa thu)

Thành phố lạnh hôm nay gió chuyển Dòng thơ nào lốm đốm chim bay.

(Vé trở về)

Như vậy, ta thấy ở đây, có lúc thơ là vật chứa, có lúc thơ lại là chất liệu. Tơ vương với nghiệp thơ. Có lúc, Hoàng Nhuận Cầm thấy thơ mình như vô nghĩa - mặt trái của sự khắc khoải, thao thức, dằn vặt vì những điều không dễ biểu đạt bằng lời, vì muốn xoá bỏ cả con người thể chất của mình để hoà nhập, chứng nghiệm trong những gì thơ thật thơ.

Với Hoàng Nhuận Cầm, thơ là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân sinh quan cao đẹp, về những gì con người phải đối mặt vượt qua để sống có nghĩa hơn vươn tới “chân, thiện, mỹ”; nâng niu giữ gìn nguồn cội, trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn trong bề sâu tâm hồn. Ví như:

“Dòng thơ viết âm thầm trong bóng tối Mỗi đêm trường toé loé một bình minh”

(Giai điệu lạc quan)

Trong ẩn dụ cấu trúc, lòng là biểu trưng cho những cung bậc tình cảm của con người. Trong ví dụ, lòng biểu trưng cho tình cảm thuỷ chung trọn vẹn của tác giả về những kỉ niệm tuổi thơ. Với ẩn dụ bản thể, lòng là vật chứa cho những

“giọt mực em”, tức là vật chứa cho những miền kí ức không bao giờ nhạt phai của tuổi thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Giọt mực em thong thả đến trong đời Không giấu được trong lòng tay nhỏ bé

(Viên xúc xắc mùa thu)

Thôi đành tạm biệt ta đi Xác thân cát bụi từ khi lọt lòng

(Gió linh cảm)

Nhà thơ chịu nhiều ảnh hưởng của cõi Phật và luôn hướng tới sự trong trẻo, thanh tịnh ở cõi Phật. “Hoàng Nhuận Cầm thường nắm bắt được cái nhỏ nhoi của kiếp người. Thơ và đời thơ được Hoàng Nhuận Cầm nhắc tới với nhiều sắc thái thể hiện cảm xúc. Điều mà nhà thơ thường hay nói tới là sự đối diện của thơ mình, của con người với chính bản thân mình.

Thơ tôi viết xin mời em cứ đọc

Đang gọi đám mây lại nói chuyện quả cà Đừng lo lắng theo tâm hồn rong ruổi Đói bụng, thơ tôi sẽ trở lại nhà.

(Thơ màu xanh)

Đôi vai im chiếc lá hè run rẩy, Trước cuộc đời nghiêng ngả mấy buồn lo.

(Em ơi, chín giờ)

Nhà là không gian hạn chế mà mắt của con người có thể nhìn thấy được. Nhà cũng là vật chứa cho tâm hồn rong ruổi, thứ mà chính bản thân ta tưởng tượng. Cuộc đời chính là vật chứa, là không gian hạn chế mà con người tưởng tượng ra nhưng chẳng bai giờ nhìn thấy, ước lượng được trọng vẹn cho chính bản thân đôi vai, chiếc lá hè là chất liệu. Ở đây, Hoàng Nhuận Cầm muốn người đọc liên tưởng đến những hình ảnh đối lập giữa “đôi vai im” và “chiếc lá hè run rẩy” trong cái cuộc đời nghiêng nghả để thấy những cung bậc của cuộc sống. Dùng những biểu tượng tri nhận này, có lẽ Hoàng Nhuận Cầm muốn nhắn nhủ tới người đọc cái thú vụ của cuộc đời, lúc lặng im, lúc sôi động, lúc hiên ngang nhưng có lúc cũng run rẩy trước phong ba, sóng gió. Những câu thơ với ẩn dụ vật chứa thật ý nghĩa khi Hoàng Nhuận Cầm nói về thái độ với thơ và với con người khi đối diện với thực tế và với chính mình.

Em đã yêu anh, anh đã xa vời Cây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi

Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.

(Chiếc lá đầu tiên)

“Sân trường” ở đây cũng chính là không gian hạn chế, và “chiếc lá buổi đầu tiên” đó chính là chất liệu đầy hình ảnh trong không gian ấy. Đọc khổ thơ này, chúng ta được tri nhận và nghĩ ngay đến mối tình đầu của cái tuổi học trò trinh nguyên, của chiếc lá ép trong trang sách như là lời thì thầm đầu tiên trao gửi tình yêu. Có thể thấy mối tính đầu trong bài thơ chan chứa cảm xúc. Trong thơ mình, Hoàng Nhuận Cầm hay nhắc đến lứa tuổi mười sáu - tuổi trăng tròn với biết bao biến đổi phong phú của tâm hồn. Anh đã gửi vào lứa tuổi này những suy tư, những băn khoăn, thao thức của con người vừa ngập ngừng bước vào ngưỡng cửa của tình yêu.

Tình yêu nằm trong giàn hoa Giấc mơ năm mười sáu tuổi Hành trang cho suốt cuộc đời Giọt nước mắt toa tàu cuối

(Những thời vô tội)

Ẩn dụ vật chứa: Giàn hoa là vật chứa, Tình yêu là chất liệu trong vật chứa;

cuộc đời là vật chứa, năm mười sáu tuổi là chất liệu.

Cùng một chất liệu (tình yêu, cũng đồng nghĩa với tuổi mười sáu) có tới 2 vật chứa trong một khổ thơ. Hai chất liệu ấy là tính chất chung của tuổi trẻ, lứa tuổi mực tím đầy yêu thương theo quan điểm của Hoàng Nhuận Cầm, hình ảnh ấy đã mang lại cho nhà thơ những cảm giác thân thương ngày nào. Đó là hình ảnh của những cô cậu học trò đạp xe trên con đường rực màu phượng đỏ, những cánh hoa ép khô trong trang giấy, những giọt mực tím còn vương trên tay, trên áo và những tình rung động đầu đời mà theo năm tháng chẳng ai có thể quên được. Tuổi mười sáu tình yêu còn biết bao mơ mộng “trong giàn hoa” tuổi trẻ, vẫn là giấc mơ của con người vừa lớn dậy. Tình yêu ấy dù đến rồi đi nhưng cũng đủ làm hành trang cho con người suốt cuộc đời. Và giọt nước mắt ở toa tàu cuối là giọt nước mắt dành tặng cho tình yêu tuổi mười sáu. Hoàng Nhuận Cầm đã đi vào những điều đơn sơ, giản dị nhưng chẳng bao giờ vào quên lãng;

đi vào cái vô danh để nói lên điều vô giá. Nét đẹp trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là ở đó, mong manh, bình dị nhưng lại rất vững chắc.

Như đã phân tích, Hoàng Nhuận Cầm yêu thơ như chính cuộc đời của mình vậy, nếu thiếu thơ, ông trở lên là con người hoàn toàn khác lạ, vô vị và vô cảm. Bởi vậy, một lúc nào đó, khi thơ công còn chảy trong tiềm thức của mình nữa, Hoàng Nhuận Cầm lại hốt hoảng tìm kiếm:

Mà sao Nàng Thơ vẫn chưa trở lại Dòng sông vẫn chảy, dòng đời vẫn trôi.

(Diễn viên ơi) “Dòng sông” và “dòng đời” đề là vật chứa để mang cái chất liệu “Nàng thơ” cuộn chảy trong lòng mình. Người ta thường ví cuộc đời mỗi người như một dòng sông. Thăng trầm trôi qua biết bao bờ bến thân quen và xa lạ, để khám phá cuộc sống và neo giữ trong lòng, những ký ức thăm thẳm về dòng chảy của riêng mình. Dòng sông không chỉ giản đơn là hình ảnh những con sóng, những buổi trưa hè tuổi thơ tung tăng tắm mát… mà còn là những ký ức thẳm sâu, với bao dấu ấn theo thời gian đi qua đời sông, đời người.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w