Nguồn biểu trưng từ thế giới tựnhiên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 48 - 50)

Trong thực tế, quy luật liên tưởng của mỗi dân tộc đã dẫn đến mối liên hệ gắn bó các con vật nhất định với các đặc điểm, thuộc tính nào đó không phải giống nhau giữa các ngôn ngữ và giữa các dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, hiện tượng biểu trưng của tên gọi động vật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng mang đậm những đặc trưng tư duy – văn hoá dân tộc.

Bảng 2.4. Thống kê ẩn dụ cấu trúc có nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên

Loại nguồn biểu trưng Số lượng Tỷ lệ (%)

Nguồn biểu trưng từ thực vật 42 53,8 Nguồn biểu trưng từ thực vật 24 30,8 Nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên 12 15,4

Tổng 78 100

Trong các nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên, nguồn biểu trưng từ thực vật chiếm số lượng tương đối lớn, với 53,8 %, nguồn biểu trưng từ động vật chiếm 30,8%, còn lại là nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên chiếm 15,4%. Điều này cho thấy, nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên được Hoàng Nhuận Cầm tri nhận một cách rất tinh tế và đa dạng.

2.2.1. Nguồn biểu trưng từ động vật

Trong thực tế, quy luật liên tưởng của mỗi dân tộc đã dẫn đến mối liên hệ gắn bó các con vật nhất định với các đặc điểm, thuộc tính nào đó không phải giống nhau giữa các ngôn ngữ và giữa các dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, hiện tượng biểu trưng của tên gọi động vật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng mang đậm những đặc trưng tư duy – văn hoá dân tộc.

Qua khảo sát cứ liệu thơ Hoàng Nhuận Cầm chúng tôi thấy hình ảnh của động vật xuất hiện khá nhiều và chúng là những con vật quen thuộc với cuộc sống của con người. Và chúng thường được sử dụng làm những hình ảnh ẩn dụ cấu trúc để biểu trưng cho con người hay một ý niệm nào đó về con người. Với

thơ Hoàng Nhuận Cầm, thế giới con người có nhiều điểm tương đồng và cũng là thế giới con vật.

Một số loại động vật được xuất hiện nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm với tư cách là những biểu tượng thơ như: chim, cuốc, ve, cánh cò, cánh cò cánh

vạc ....

Trong thơ trẻ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với tính chất dữ dội, ác liệt của nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ. Những chi tiết chân thực của đời sống chiến trường như ùa vào các trang thơ. Chỉ đọc thơ thôi, người ta cũng có thể hình dung được cuộc sống thực của những người lính ở ngoài mặt trận: Ghi chép ở chiến trường,

Nằm hầm (Nguyễn Đức Mậu), Thư mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm), Thung lũng tiếng chim (Lâm Huy Nhuận), Khoảng trời và hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ). Điều

đáng chú ý là những dòng thơ ấy không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, biểu hiện những bức tranh, những nét sinh hoạt cụ thể ở chiến trường và những con người ở chiến trường; mà đã vươn lên tầm cao hơn: tầm khái quát. Chính sự vươn lên tầm khái quát ấy đã cho phép Hoàng Nhuận Cầm nói được những vấn đề cơ bản của đời sống dân tộc.

Từ một tiếng chim kể chuyện trên đối chốt: “Mẹ ơi đất nước cắt chia -

Tiếng kêu con cuốc vọng về quả tim”, Hoàng Nhuận Cầm đã nói lên được tình

cảm của một dân tộc, một đất nước từng bị chia cắt. Hoàng Nhuận cũng như bao người Việt Nam khác, viết thơ cũng như đánh giặc, và trong thơ đó luôn thể hiện khát vọng. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thông qua cách nhìn và sự trải nghiệm riêng có, Hoàng Nhuận Cầm mang đến những vần đầy sâu lắng, hiển hiện trong mỗi dòng thơ là khẩu khí phóng túng, khoáng đạt, hoà hoa mà rung động thứ chính những loài vậy hồn nhiên, yêu đời.

Anh bốn chục Mùa Xuân chưa kịp tới Lũ chim kêu óng ả trước hiên nhà

Lời chim vàng quá, chắc tình không thể bạc Ta ngây thơ hát lại khúc ban đầu.

Có lẽ Hoàng Nhuận Cầm yêu nhất tiếng chim, bởi lẽ tiếng chim không chỉ là tiếng kêu của con vật, mà nó còn biểu trưng cho tiếng lòng, cho kỷ niệm. Nhà thơ đã nhớ biết bao, yêu da diết biết bao mùa thu tuổi hai mươi. Đó thực sự là mùa thu trong trẻo của tiếng chim sẻ, của những tháng ngày tuổi trẻ:

Ngay khi mình hai mươi tuổi – dòng sông Nước trong vắt mùa thu chim sẻ hót.

(Khi mình hai mươi tuổi) Mùa thu trong vắt đã là hành trang cho nhà thơ vào chiến trường cầm súng và cầm bút. Những năm tháng xa nhà đi chiến đấu ấy, mùa thu vẫn không lỗi hẹn cùng thơ anh. Bởi dù không ở Hà Nội nhưng anh lại sống giữa Trường Sơn đại ngàn. Hoàng Nhuận Cầm luôn muốn dùng một bài thơ để kể một câu chuyện nên khoảng trống thẩm mỹ lẽ ra được ưu tiên có mặt giữa những câu thơ hoặc những đoạn thơ, đành phải nhường chỗ cho ngôn từ cảm thán.

Những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn Hoàng Nhuận Cầm. Cho nên chỉ một tiếng chim sẻ, tiếng ve, một tiếng tắc kè cũng đủ khơi cho nguồn mạch ấy dào dạt chảy. Thì ra, người vốn thiết tha với đồng quê bình dị, say sưa với ca dao hò vè cũng là người ân tình với quá khứ gian lao, nặng lòng với núi rừng một thủa.

Do cấu tứ bài thơ dựa trên vòng xoáy sự tăng tiến và trùng điệp của cảm xúc, sự dồn đẩy của tiết tấu, Hoàng Nhuận Cầm đã tạo nên sự hấp dẫn riêng trong những trang thơ của mình. Có những bài thơ của anh tính nhạc được xây dựng từ những bài hát đồng dao:

Ngây thơ là chuyện chim ri

Khoác lác nhất nhì chuyện sáo sậu thôi Chuyện như nghe ở đâu rồi Là lời chú vẹt đang ngồi góc kia.

(Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt) Ở tuổi hai mươi, Hoàng Nhuận cầm viết đầy nhiệt tình, sôi nổi, sung sức nhất của sức trẻ:

Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ

Trong ba lô kia ai dám bảo là không có Một hai ba giọng hát chú ve kim.

(Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm (Trang 48 - 50)