Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 89 - 90)

6. Kết cấu đề tài

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Những định hướng đúng đắn, phù hợp và các chính sách của Chính phủ sẽ tạo tiền đề cơ bản và điều kiện cho cá thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính và các NHTM phát triển.

a. Đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở, làm hạn chế kết quả kinh doanh. Vì vậy, để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động tốt và hiệu quả Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản là: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng bền vững.

- Ổn định tiền tệ: Chính phủ cần đưa ra những chính sách tiền tệ hợp lý, điều hành tăng cường tín dụng ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo sức mua đồng tiền trong thị trường nội địa và ổn định tỷ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối.

- Kiềm chế lạm phát: Tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất xuống mức phù hợp đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

- Tăng trưởng bền vững: Tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đạt tốc độ cao nhưng tính bền vững của thị trường kinh tế lại không cao. Việc Chính phủ quản lý tốt các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ giúp nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng ở mức ổn định và bền vững lâu dài, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

b. Chính phủ cần ban hành hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi để các NHTM hoạt động có hiệu quả

Chính phủ đã và đang ban hành nhiều văn bản pháp quy, các cơ chế chính sách điều chỉnh các quan hệ tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, ngân hàng về thuế, vốn chủ sở hữu, sử dụng tài sản cố định, … Tuy nhiên trong quá

trình thực thi vận dụng vẫn gặp phải nhiều bất cập, nhiều vấn đề nội dung cần sửa đổi. Có những kiến nghị như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất tránh chồng chéo để các tổ chức tín dụng sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính phủ tiếp tục xây dựng đổi mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật các tổ chức tín dụng, khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn như các nghị định, thông tư đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến các hoạt động của ngân hàng

c) Có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các Ngân hàng

Ban hành Luật tổ chức tín dụng mới về phát triển hệ thống NH đa dạng về hình thức sở hữu, áp dụng các thiết chế và các chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NH Nhà nước, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ tồn kho.

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tăng vốn điều lệ và tiếp tục xử lý nợ tồn đọng liên quan đến việc cho vay các chương trình của Chính phủ để lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 89 - 90)