7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích của Nhà nước. Cụ thể là các chính sách về tiền lương, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, chính sách về tiền lương tối thiểu … sẽ tác động đến tạo động lực làm việc của người lao động. Nếu các chính sách này càng có lợi cho người lao động càng tạo động lực cho người lao động.
- Hệ thống phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trò đảm bảo và hỗ trợ một phần cuộc sống cho người lao động sau khi về hưu hoặc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản.... Khi hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người lao động ngày càng được đảm bảo. Khi người lao động được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào đối với cuộc sống sau khi về hưu từ đó họ sẽ chú tâm hơn với công việc, tạo động lực làm việc và làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, mức sống, xu hướng lạm phát... hay các yếu tố về ổn định chính trị - Xã hội đều có thể ảnh hưởng tới công tác tạo động lực làm việc cho người lao động. Khi nền kinh tế đang lâm vào lạm phát, đa số người lao động sẽ phải cố gắng làm việc với động cơ giữ được việc làm, còn tổ chức buộc phải có những chính sách đảm bảo sự ổn định công việc và thu nhập cho người lao động nếu như muốn khắc phục tình trạng bi quan của người lao động trong tình trạng nền kinh tế suy thoái. Nếu nhu cầu an toàn của người lao động được thỏa mãn thì tạo động lực làm việc cho người lao động.