Quan điểm và mục tiêu tạo động lực cho người lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in tiến bộ (Trang 102 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Quan điểm và mục tiêu tạo động lực cho người lao động tại Công ty

Tạo động lực lao động là phần quan trọng trong việc quản lý hiệu quả, năng suất làm việc của người lao động. Khi làm việc trong cơ quan, tổ chức, người lao động đều có những nhu cầu và mong muốn riêng cần được thỏa mãn. Việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó sẽ tạo động lực và tinh thần lao động tốt, khuyến khích người lao động làm việc tích cực và nỗ lực hơn. Nhu cầu và mong muốn của người lao động thường xuyên thay đổi theo từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Để kích thích người lao động làm việc, tổ chức thường xuyên phải cải tiến công tác tạo động lực cho phù hợp với tâm lý, nhu cầu, mong muốn của người lao động.

Quan điểm cải tiến công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ:

Một là, tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất cần được thực hiện

bằng của Stacy Adams đã đề cập đến vấn đề này. Con người có xu hướng so sánh giữa mình với người khác về sự đóng góp của họ cho tổ chức và các quyền lợi mà họ nhận được. Khi họ nhận thấy rằng mình bị đối xử không công bằng sẽ gây tâm lý bất mãn. Nếu để tích tụ, họ sẽ có phản ứng lại với đồng nghiệp, với người lãnh đạo và tổ chức. Về lâu dài, người lao động có xu hướng vì lợi ích cá nhân chứ không nỗ lực vì tập thể nữa. Họ có sự so sánh, đố kỵ lẫn nhau. Động lực lao động lúc đó sẽ bị triệt tiêu. Quan điểm tạo sự công bằng trong việc tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất là rất quan trọng.

Hai là, tạo động lực là một khâu quan trọng và không thể tách rời công tác

quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực bao gồm nhiều nội dung, các nội dung này có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Tạo động lực lao động là một nội dung trong hệ thống đó, nó tác động và chịu sự tác động đến các nội dung khác trong quản trị nhân lực như đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ và phúc lợi, đào tạo và phát triển…Các nội dung tạo thành một hệ thống, tạo nên các đòn bẩy, các kích thích phát triển tiềm năng sáng tạo của từng người. Động lực lao động là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến con người trong lao động. Vì vậy, tạo động lực lao động phải gắn liền với hoạt động của công tác quản trị nhân lực.

Ba là, khuyến khích nhân viên tự tạo động lực cho bản thân. Tạo động lực lao

động thông qua các hoạt động vật chất hay tinh thần là do tập thể lãnh đạo của cơ quan quyết định. Nhưng người lao động mới là người nhận thức về động lực lao động, họ là người tự quyết định mình có nỗ lực hành động vì mục tiêu của cơ quan hay không. Tạo động lực cho bản thân người lao động xuất phát từ nhận thức bên trong của mỗi người. Quan điểm khuyến khích người lao động tự tạo động lực cho chính mình làm nên sức mạnh cho tổ chức.

Trên đây là một số quan điểm cải tiến công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ. Từ các quan điểm này, các giải pháp cải tiến được xây dựng nhằm khắc phục những hạn chế mà công tác tạo động lực tại Công ty hiện nay chưa thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in tiến bộ (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w