7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Quan điểm tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư
Để thực hiện thành công phương hướng và mục tiêu nêu trên, công ty luôn đề cao 6 giá trị cốt lõi của công ty, đó là:
- Mang lại giá trị và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn là nền tảng cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển bền vững.
- Chính trực, kiên trì, tận tâm, trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo là phẩm chất con người K&G.
- Đoàn kết, yêu thương, chia sẻ là văn hóa làm việc.
- Lao động và học tập không ngừng là con đường duy nhất để hoàn thiện bản thân.
- Trưởng thành qua những khó khăn và thất bại. - K&G là ngôi nhà chung.
Thực tế cho thấy, ngày càng xuất hiện nhiều công ty thời trang và tiêu dùng làm cho thị trường thời trang và tiêu dùng ngày càng trở lên khốc liệt trong thời gian tới, các thách thức đặt ra đối với công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam là rất lớn. Trong hoàn cảnh đó, việc đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực may mặc sẽ có yếu tố rủi ro cao khi cần vốn đầu tư lớn, những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, hay những yếu tố nhạy cảm về chính trị, khả năng mất kiểm soát... Hơn nữa, mong muốn kiểm soát chủ động chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra của công ty, tức là từ khâu sản xuất sản phẩm tới khâu đến tay khách hàng và hậu bán hàng trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, nghiên cứu vẫn còn hạn chế, chưa có các ngành hỗ trợ cho sản xuất công nghệ cao... cũng là mâu thuẫn cần được giải quyết. Bên cạnh đó, với vị thế top đầu nhãn hàng thời trang nam của K&G đang nắm giữ có thể bị các công ty cạnh tranh vượt mặt bất cứ lúc nào nếu công ty không tập trung và có định hướng tốt.
Chính vì lý do này, Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam đã xây dựng nhiều giải pháp để phát triển doanh nghiệp, trong đó yếu tốcon người được đặc biệt nhấn mạnh. Con người của K&G phải có sức trẻ, có đam mê nhiệt huyết, có trình độ kiến thức chuyên môn cao, có các kỹ năng mềm để linh hoạt, mềm dẻo trong mọi hoàn cảnh công việc và đặc biệt là có cùng chí hướng phát triển mục tiêu cá nhân gắn liền với mục tiêu phát triển của công ty. Để tạo động lực cho người lao động, công ty xây dựng hệ thống cơ chế chính sách rõ ràng, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc công bằng minh bạch, cơ chế đãi ngộ xứng đáng với người lao động, thu hút nhân lực chất lượng cao trên thị trường, để nâng cao năng lực và hiệu quả lao động, phát huy tối đa tiềm năng của người lao động… Các cơ chế chính sách này được xây dựng trên những quan điểm sau:
- Tạo động lực lao động là hoạt động cấp thiết, cần được triển khai liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, vì trong môi trường toàn cầu hóa và thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đỏi hỏi công ty phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đi cùng.
- Tạo động lực lao động cho người lao động chính là thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động, để thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu kinh doanh của công ty. Đểlàm được điều này lãnh đạo công ty phải nắm được các nhu cầu của người lao động thông qua các cuộc điều tra, khảo sát định kỳ, đột xuất, đồng thời Lãnh đạo Tập đoàn cần thực thi các yếu tốsau: lương cạnh tranh, cơ hội thăng tiến trong công việc, các nhà lãnh đạo và quản lý hiệu quả, mức độ ổn định công việc.
- Tạo động lực làm việc cho người lao động cần mang tính cạnh tranh, tích cực tham khảo các biện pháp đãi ngộcho người lao động ở các doanh nghiệp khác, từ đó xây dựng chính sách tạo động lực phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo luôn ngang bằng hoặc tốt hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Qua đó có thể giữ chân được nhân tài và thu hút thêm các lao động giỏi cho công ty.
- Tạo động lực làm việc cho người lao động là đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu, duy trì sự công bằng trong đánh giá và đối xử.
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam