Giải pháp hoàn thiện xác định nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư KG Việt Nam (Trang 92 - 93)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện xác định nhu cầu của người lao động

Theo tháp nhu cầu của Maslow, có 5 cấp độ nhu cầu cơ bản của con người. Nếu như các chính sách của doanh nghiệp chỉ tập trung vào nhu cầu thấp nhất của con người - cấp 1 (tập trung nhu cầu về tiền lương, tiền công) thì chưa đủ. Bởi nhu cầu của con người rất đa dạng, ngoài nhu cầu sinh lý – cấp độ 1 theo tháp Maslow thì còn có rất nhiều nhu cầu khác cần được thỏa mãn như nhu cầu an toàn - được làm việc trong điều kiện môi trường tốt, an toàn, nhu cầu xã hội - được giao tiếp trao đổi với các đồng nghiệp, nhu cầu được tôn trọng (được chia sẻ ý kiến), nhu cầu tự khẳng định (được thăng tiến phát triển nghề nghiệp, được học tập nâng cao trình độ, được làm những công việc phù hợp với năng lực). Do đó doanh nghiệp cần có phương pháp đểxác định nhu cầu của người lao động theo từng giai đoạn. Dựa vào nhu cầu của người lao động được xác định, doanh nghiệp sẽđưa ra các biện pháp để điều chỉnh nhu cầu nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người lao động.

Thực tế tại công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam, từtrước đến nay, chưa có hoạt động xác định nhu cầu của người lao động chính thức nào được thực hiện bài bản nên hoạt tạo động lực lao động đối với người lao động đang mang tính chủ quan từ người quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, để xây dựng chính sách tạo động lực cho lao động hiệu quả, công ty cần có một kế hoạch bài bản về việc tìm hiểu nhu cầu của người lao động, phân tích nhu cầu theo vị trí việc làm và đối tượng cụ thể. Có nhiều phương pháp để tiến hành xác định nhu cầu người lao động, trong đó việc tiến hành khảo sát xã hội học về nhu cầu và sự hài lòng của người lao động là phương pháp phổ biến.

Phương thức này giúp ban giám đốc công ty có thông tin chính xác về các nhu cầu của người lao động một cách nhanh chóng, dễ dàng mà chi phí không nhiều. Việc tiến hành khảo sát này nên thực hiện độc lập định kỳ mỗi 6 tháng hoặc

12 tháng, đầu mối thực hiện là Phòng hành chính – nhân sự. Các phòng ban điều tra, khảo sát nhu cầu của các nhân viên trong phòng ban mình theo mẫu chuẩn được đã được duyệt, tổng hợp nhu cầu và gửi đến Phòng hành chính – nhân sự để tổng hợp chung và đề xuất giải pháp với ban giám đốc công ty. Mẫu phiếu điều tra khảo sát có thể tham khảo mẫu phiếu do học viên thiết kế tại Phụ lục 02, hình thức khảo sát có thể bằng phiếu phát tay hoặc khảo sát qua google form thông qua internet với nội dung như nhau.

Dựa vào kết quả khảo sát định kỳ mỗi 06 tháng hoặc 12 tháng, ban giám đốc sẽ có sự điều chỉnh các chính sách tạo động lực cho người lao động phù hợp theo từng giai đoạn, tránh được những lãng phí do việc xác định nhu cầu của người lao động theo chủ quan, tập trung thỏa mãn đúng nhu cầu người lao động. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động để thực hiện mục tiêu sản xuất và kinh doanh của công ty.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thông qua hoạt động tạo động lực cho người lao động như học viên đã đề cập ở mục 2.3 chương 2 của luận văn này, để hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2015, học viên xin đề xuất các giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư KG Việt Nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)