Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 81 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt làm được, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề cần tìm giải pháp để xửlý như:

Một là: Công tác xét duyệt cho vay còn một số hạn chế: Công tác bình xét cho vay một số tổ TK&VV thực hiện chưa tốt, một số tổ TK&VV thực hiện bình xét cho hộ vay để giải quyết việc riêng như chữa bệnh, hiếu, hỷ không thực hiện sản xuất kinh doanh nên đã phát sinh một số món vay khó đòị Một số thành viên Ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể vay ké, nhờ người quen đứng tên vay vốn, cá biệt có tổtrưởng còn thực hiện thu gốc của khách hàng rồi xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Đây được coi như nguồn vốn bị lợi dụng, nguồn vốn đáng lẽ người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay đểlàm ăn phát triển kinh tế thì nay bị chiếm dụng.

Hai là: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của các đơn vị không đồng đều, việc xử lý sau kiểm tra chưa nghiêm túc, cụ thể:

Một số Hội đoàn thể nhận ủy thác đôi lúc triển khai công tác kiểm tra giám sát còn chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, chưa phát hiện ra sai sót hoặc có phát hiện sai sót xong không đưa vào biên bản mà để tự xử lý ngoài vì vậy thiếu tính răn đe. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác kiểm tra, đặc biệt là HĐT cấp xã/phường nhiều khi còn thụ động, ngân hàng phải đôn đốc nhiều mới thực hiện.

Công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng còn một số hạn chế, chưa tổ chức đi kiểm tra được nhiều tổ TK&VV, số hộ vay vốn được ngân hàng trực tiếp kiểm tra còn rất ít. Chất lượng kiểm tra của một số PGD chưa cao, không phát hiện được các sai phạm hoặc có sai phạm không xử lý kịp thờị

Ba là: Ứng dụng CNTT vào hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu: Số các tiện ích được cung cấp để tổng hợp và khai

thác số liệu chưa nhiều; các thông tin có thể khai thác để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát còn ít, dữ liệu chưađược cập nhật thường xuyên.

Bốn là: Chất lượng nguồn nhân lực còn một số hạn chế, một số thành viên ban quản lý tổ TK&VV, Hội đoàn thể vẫn còn chưa nắm chắc nội dung các công việc ủy thác, ủy nhiệm; một số cán bộ NHCSXH chưa đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát.

Năm là:Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ở một sốđơn vị chưa thực sự phù hợp. Chủ yếu giao cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các biến động về sản xuất, con người của hộ vaỵ Việc kiêm nhiệm này làm cho việc quản trị rủi ro dễ bị sao nhãng và đôi khi không phải ánh đúng hiện trạng của các món vay do liên quan đến chỉ tiêu chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)