7. Kết cấu của luận văn
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Một là: Công tác bình xét cho vay một số tổ TK&VV thực hiện chưa tốt chủ yếu do trình độ một số cán bộ HĐT, Ban quản lý tổ còn hạn chế, chưa nắm được hết các quy định về chương trình cho vay hộ nghèo dẫn đến việc bình xét không đúng, tuy nhiên đa số là do trách nhiệm của người tổ chức bình xét và người giám sát chưa cao, khi bình xét còn nể nang do người vay là anh em, họ hàng, người thân quen. Một số cán bộ tín dụng phụtrách địa bàn còn chưa có biện pháp giám sát công tác bình xét của tổ TK&VV.
Hai là: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của các đơn vị không đồng đều, việc xử lý sau kiểm tra một sốnơi chưa nghiêm túc.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Chất lượng kiểm tra giám sát của ngân hàng còn hạn chế do không có cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng, việc này được giao cho cán bộ tín dụng vì vậy việc tổ chức kiểm tra chỉ được bố trí khi công việc cho vay thu nợ của cán bộ đã hoàn thành. Bên cạnh đó việc gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng phụtrách xã (phường) với việc theo
dõi, mọi hoạt động liên quan đến tín dụng chính sách tại xã đó bao gồm hoạt động của hội đoàn thể, ban quản lý tổ, tiếp nhận xử lý nợ, có thể dẫn tới việc cán bộ tín dụng ém thông tin. Việc giấu thông tin đã xảy ra do cán bộ sợ liên đới trách nhiệm trong buông lỏng công tác kiểm tra, sợ khách hàng bị chuyển nợ quá hạn, việc chuyển nợ quá hạn ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Cán bộ các đoàn kiểm tra có ít thời gian đi kiểm tra trực tiếp hộ vaỵ Chất lượng nguồn nhân lực kiểm tra chưa đồng đềụ
Nguyên nhân từ phía HĐT, Ban quản lý tổ: Ngoài chất lượng của một số cán bộ còn do trách nhiệm cán bộHĐT chưa cao, sự chưa tuân thủ thỏa thuận với ngân hàng điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ cán bộ, cơ cấu cán bộHĐT thường xuyên biến động; một sốnơi chưa nhận thức được hết trách nhiệm trong các công việc mà HĐT đã ký với ngân hàng.
Ba là: Ứng dụng CNTT vào hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế: Các thông tin của khách hàng được ghi nhận trên chương trình core- banking còn ít chủ yếu là các thông tin được thu thập ngay từ ngày thiết lập hồsơ cho vay, không có các thông tin liên quan đến tình hình hiện tại của hộ vaỵ Các ứng dụng CNTT chỉđược xây dựng trên các thông tin đã biết, các sự việc đã xảy ra nên đôi khi không phù hợp với một sốtrường hợp cụ thể.
Bốn là: Chất lượng nguồn nhân lực còn một số hạn chế.
Đối với cán bộ ngân hàng: Một số cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, chưa bao quát hết được mảng công việc rất lớn, ngoài việc triển khai tín dụng còn kiêm nhiệm công tác kiểm tra, giám sát; một số cán bộ ít kinh nghiệm trong công tác kiểm trạ
Cán bộ HĐT: với cơ chế bầu cử, làm việc theo nhiệm kỳ nên có chỗ trình độ cán bộ còn hạn chế; tình hình nhân sự của HĐT thường có thay đổi nhiều, người được đào tạo mới quen việc đã chuyển công tác khác, thay thế bằng người mớị
Công tác đào tạo, tập huấn được quan tâm nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn là do khả năng tiếp thu của một số tổ trưởng, cán bộ HĐT còn hạn chế; chất lượng đào tạo một số nơi, một số thời điểm chưa cao; phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc” mặc dù đã phát huy hiệu quả song đôi khi các tổ trưởng tổ TK&VV hay Hội đoàn thể vẫn thực hiện theo lối mòn chưa tư duy sâu mang tính logic nên còn chưa hiểu bản chất của vấn đề nhiều khi có những thay đổi điều kiện, hoàn cảnh của hộ vay thường xửlý chưa phù hợp.
Năm là:Tổ chức con người thực hiện quản trị rủi ro tín dụng chưa thực sự phù hợp. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại đã được hình thành từ ngày đầu thành lập NHCSXH, mô hình này là phù hợp với thời điểm đó do số lượng khách hàng, số lượng chương trình cho vay ít, cán bộ tín dụng có thể kiêm nhiệm được. Sau hơn 17 năm hoạt động, lượng khách hàng tăng gấp 10 lần, số chương trình cho vay tăng gấp 4 lần, số cán bộ chỉ tăng khoảng 30% nên việc kiêm nhiệm là không phù hợp. Một nguyên nhân nữa đó là sự giàng buộc về số lượng nhân sự được tăng hàng năm nên một số nơi còn thiếu cán bộ, không bốtrí được cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra tại các PGD.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIẾN NGHỊVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI –