Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 92 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vai trò của tập thể cán bộ ngân hàng hết sức quan trong, có thể nói là nhân tố quyết định chính đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Người không có chuyên môn thì có nhiệt tình cũng không thể làm được việc, người có chuyên môn nhưng làm việc không khoa học, tinh thần làm việc không tốt cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nâng cao nghiệp vụ mà còn phải quan tâm đến kỹnăng quản lý, xây dựng văn hóa lao động của đơn vị. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng điều hành của Giám đốc phòng giao dịch: Giám đốc các Phòng giao dịch cần được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹnăng xử lý công việc, làm sao lãnh đạo phải nắm được tình hình hoạt động tín dụng của đơn vị đặc biệt trong công tác triển khai quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra được những định hướng và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Tổ chức kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc đối với Giám đốc Phòng giao dịch cấp huyện để kịp thời phát hiện nhân rộng các phương thức chỉ đạo điều hành hiệu quả, điều chỉnh các phương thức điều hành chưa phù hợp.

Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đảm bảo lựa chọn cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử công việc và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng của cán bộ: Công tác

giáo dục chính trịtư tưởng cần phải được các cấp lãnh đạo quan tâm. Một khi tư tưởng của cán bộ không thông thì hiệu quả làm việc của cán bộ sẽ không caọ Việc đảthông tư tưởng, thường xuyên quan tâm, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác sẽ là cơ sở để cán bộ tâm huyết với công việc đã được ban lãnh đạo giao phó, hạn chế được những rủi ro đạo đức có thể phát sinh.

- Tập trung nâng cao nghiệp vụ, tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng sử dụng vận hành các ứng dụng CNTT, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có tâm, có tầm, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với người nghèo, năng động, nhanh thích nghi với sự thay đổi của khoa học công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả trong triển khai, thực thi nhiệm vụ.

Đào tạo đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại các Phòng giao dịch có đủ kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giảng dạy để đảm bảo việc tập huấn tới Hội đoàn thể và ban quản lý tổ TK&VV được dễ hiểu, đạt hiệu quả cao, tiết giảm được chi phí phải thuê chuyên gia bên ngoàị

- Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức tập huấn:

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, NHCSXH thành phố Hà Nội cũng cần thay đổi phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi, vận dụng những phương pháp đào tạo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, gợi cảm hứng cho người nghe bằng cả ngôn từ và cử chỉ, lấy người học làm trung tâm, gắn lý luận với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, lấy học viên làm trung tâm, có thảo luận phản hồi giữa học viên và giảng viên, đặt ra những câu hỏị Kết thúc khóa học có kiểm tra đánh giá chất lượng, thực hiện thi đua khen thưởng với nhiều mức khen khác nhau để động viên học viên tham dự.

+ Đổi mới nội dung đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng, ngoài việc trang bị những quy trình, nghiệp vụtheo văn bản hướng dẫn cần trang bị thêm những kiến thức trong thực tế phát sinh xoay quanh nội dung bài giảng, kiến thức về pháp luật, kỹnăng giao tiếp và quản lý...

Thứ ba: kịp thời cổ vũ, khuyến khích tinh thần hăng say lao động của cán bộ bằng việc nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

Thi đua, khen thưởng là một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động của cán bộ Ngân hàng. Để phong trào thi đua có chất lượng, nhận được sự nhiệt tình tham gia của toàn thể cán bộ, đơn vị cần xây dựng phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với các đối tượng khác nhaụ Bên cạnh công tác thi đua thì kỷ luật trong lao động cũng là yếu tố cần thiết để điều chỉnh hành vi của cán bộ. Một số giải pháp có thể thực hiện gồm:

- Công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát thực tế và dựa trên nguyên tắc "rõ ràng, công khai, công bằng, chính xác, kịp thời", chú trọng khen

thưởng đối với những đối tượng lao động trực tiếp, phải xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước.

- Công tác thi đua cần được tổ chức thường xuyên, kết hợp tổ chức phát động các đợt thi đua ngắn ngày, dài ngày, thi đua theo chuyên đề dựa trên kết quả thi đuađểlàm căn cứ bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sởđó đưa ra cơ chế phân phối tiền lương phù hợp nhằm động viên người lao động; khen thưởng xứng đáng đối với cá nhân, đơn vị có đóng góp lớn đối với sự phát triển bền vững của NHCSXH. Kết thúc đợt phát động có tổng kết, rút kinh nghiệm, suy tôn các tập thể, cá nhân điển hình

Bên cạnh cơ chế khen thưởng phải xây dựng cơ chế xử phạt và kỷ luật tùy theo từng công việc với mức độ cụ thể, thậm chí sa thải đối với những cán bộkhông đáp ứng được yêu cầu công việc, suy thoái về đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng..

Giải pháp này giúp ngân hàng có được đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ, đồng thời có được tinh thần hăng say lao động và nâng cao đạo đức nghề nghiệp qua đó thực hiện tốt quy trình quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)